Vi phạm luật hôn nhân gia đình 2024

  • Tác giả: Thùy Linh |
  • Cập nhật: 05/01/2024 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 861 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Thế nào là vi phạm luật hôn nhân gia đình?

Vi phạm luật hôn nhân gia đình là một hành vi vi phạm pháp luật, được thể hiện bởi việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không thuẩn thu những quy định mà Luật Hôn nhân gia đình quy định (Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của pháp luật về Hôn nhân gia đình) hoặc là những việc mà Luật hôn nhân gia đình gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại các lợi ích khác nhau.

Có thể nói, bất cứ ai khi kết hôn cũng đều mong muốn có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Tuy nhiên không phải ai cũng mau mắn có cuộc sống hôn nhân như mình mong muốn. Thực tế hco thấy rất nhiều cặp vợ chồng sau khi kết hôn và không thể hòa hợp dẫn đến những cãi vã, bất đồng nảy sinh.

Khi đó, có thể có những hành vi gây tổn hại đến lợi ích tinh thần, sức khỏe và thậm chí là tính mạng của người khác. Những hành vi đó không chỉ là hành vi ảnh hưởng xấu đến người khác mà còn dẫn đến vi phạm pháp luật, trong đó có vi phạm hôn nhân gia đình.

Cũng như vi phạm pháp luật nói chung, chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, khách quan của vi phạm luật hôn nhân gia đình cũng rất đa dạng. Hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình là hành vi làm xâm hại đến chủ yếu là những thành viên trong gia đình. Hành vi vi phạm luật hôn nhận và gia đình có thể được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, do những động cơ khác nhau nhưng đều dẫn đến những hậu quả mà người trực tiếp bị ảnh hưởng chủ yếu là các thành viên trong gia đình.

ly hôn 2019 hiện nay

Các hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình?

Như đã nói ở trên, hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình là rất đa dạng, nhưng có thể kể đến một số hành vi vi phạm phổ biến nhất hiện nay quy định tại khoản 2, điều 5, luật Hôn nhân gia đình 2014 như sau:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng vớingười khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng vớingười đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi”.

Ngoại tình có vi phạm luật hôn nhân gia đình?

Khoản 1, điều 9. Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy đinh như sau:

“Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch”.

Như vậy đồng nghĩa rằng vvieecjvieejc kết hôn hoăc chung sống với người khác mà không có giấy đăng ký kết hôn sẽ không được pháp luật công nhận.

Tại điểm c, khoản 2, điều 5, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về một trong những trường hợp bị cấm như sau: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ

Theo những quy định trên, có thể thấy, luật hôn nhân gia đình cấm việc người đã có vợ/chồng mà chung sống với người khác không phải vợ chồng hoặc chưa có vợ/chồng nhưng chung sống với người đã có vợ/chồng thì sẽ bị coi là vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình. Đối với hành vi ngoại tình, để xác địnhcó vi phạm luật hôn nhân gia đình không thì cần dựa vào nhiều yếu tổ bởi việc ngoại tình không đồng nghĩa rằng họ chung sống với nhau nhự vợ chồng. Đối với hành vi vi phạm tại điểm c, khoản 2, điều 5, Luật hôn nhân gia đình thì người vi phạm có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy từng trường hợp mức độ hành vi gây ra.

Xử lý vi phạm luật hôn nhân gia đình như thế nào?

Theo quy định tại nghị định 67/2015/NĐ-CP, sủa đổi bổ sung nghị định 148/2013 thì xử phạt đối với những hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

[…] d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

đ) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;

e) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân;

b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ.”

Mức độ xử phạt những hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào tính chất và mức độ hậu quả mà hành vi đó gây ra.

Tư vấn vi phạm luật hôn nhân gia đình qua tổng đài 1900 6560

Nếu quý khách cần tư vấn thêm về Quy định về vi phạm luật hôn nhân gia đình hoặc cần tư vấn luật hôn nhân gia đình, quý khách vui lòng gọi điện thoại đến tổng đài 19006560 để được chúng tôi hỗ trợ.

->>> Tham khảo thêm : Dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh

5/5 - (5 bình chọn)