Vi phạm bản quyền tiếng Anh là gì?
Mục lục
Hiện nay tình trạng sao chép, cất giữ tác phẩm của người khác mà không xin phép; sử dụng nội dung tác phầm mà không trích dẫn nguồn từ đâu xảy ra rất phổ biến. Đó được xem là một trong những hành vi vi phạm bản quyền tác giả. Vậy vi phạm bản quyền là gì? Vi phạm bản quyền tiếng Anh là gì? Khách hàng quan tâm theo dõi bài viết để có thêm thông tin hữu ích.
Vi phạm bản quyền là gì?
Vi phạm bản quyền là việc sử dụng các tác phẩm được bảo hộ bản quyền một cách trái phép, trừ khi có sự cho phép, do đó vi phạm một số quyền độc quyền được cấp cho chủ bản quyền, như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ, hoặc để thực hiện.
Hoặc vi phạm bản quyền là một hành vi vi phạm quyền tác giả của sở hữu trí tuệ, là các hành vi sao chép, cất giữ tác phẩm của người khác mà không xin phép; sử dụng nội dung tác phầm mà không trích dẫn nguồn từ đâu và tên tác giả hay có những hành vi công bố, gây hiểu nhầm cho người khác rằng tác phẩm đó là do mình sáng tác.
Chủ bản quyền thường là người tạo ra tác phẩm hoặc nhà xuất bản hoặc doanh nghiệp khác được giao bản quyền. Chủ bản quyền thường xuyên viện dẫn các biện pháp pháp lý và công nghệ để ngăn chặn và xử phạt vi phạm bản quyền.
Ví dụ: Xâm phạm bản quyền bài hát là các hành vi sử dụng, sao chép, sửa chữa, xuyên tạc, lưu truyền bài hát … mà chưa được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với bài hát đó.
Ví dụ: Vi phạm bản quyền phần mềm được hiểu là hành vi sử dụng phần mềm không có bản quyền hợp pháp, hành vi này cũng được xem như là “Sao chép phần mềm trái phép”. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm bản quyền phần mềm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Hành vi vi phạm bản quyền được quy định như thế nào?
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì những hành vi sau bị coi là xâm phạm quyền liên quan:
– Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
– Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
– Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
– Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.
– Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
– Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
– Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp.
Vi phạm bản quyền tiếng Anh là gì?
Vi phạm bản quyền tiếng Anh là Copyright Infringement
Ngoài ra vi phạm bản quyền tiếng Anh có thể được hiểu như sau:
– Piracy is the unauthorized use of copyright-protected works, unless authorized, thereby infringing upon some of the exclusive rights granted to the copyright holder, such as the right to copy, distribute distribute, display or perform protected work, or to perform.
– Copyright infringement is an act of infringement of copyright of intellectual property, acts of copying and storing works of others without permission; use the content of the work without quoting where and from the author’s name or have published acts, misleading others that the work is his own creation.
Xử lý hành vi vi phạm bản quyền như thế nào?
Về việc xử lý hành vi vi phạm bản quyền được quy định tại Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/05/2017 như sau:
Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
- b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Bên cạnh đó tại tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/05/2017 cũng quy định như sau:
Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về giải đáp thắc mắc liên quan đến Vi phạm bản tuyền tiếng Anh là gì? Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.
->>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền
->>> Tham khảo thêm: Đăng ký thương hiệu

Thành lập công ty môi giới bất động sản
Cập nhật: 19/11/2022

Đăng ký bản quyền tại Bạc Liêu như thế nào?
Cập nhật: 19/11/2022

Bản quyền phần mềm là gì? Ví dụ về bản quyền phần mềm
Cập nhật: 19/11/2022

Những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần
Cập nhật: 19/11/2022

Những trường hợp không được đơn phương ly hôn
Cập nhật: 19/11/2022

Dịch vụ ly hôn thuận tình trọn gói
Cập nhật: 19/11/2022

Thời gian tạm ngừng kinh doanh như thế nào?
Cập nhật: 19/11/2022

Đăng ký bản quyền tại Phú Thọ
Cập nhật: 19/11/2022

Đăng ký logo tại Hà Nội
Cập nhật: 19/11/2022

Thời gian đăng ký sáng chế tại Việt Nam bao lâu?
Cập nhật: 19/11/2022

Lệ phí đăng ký sáng chế tại Việt Nam
Cập nhật: 19/11/2022

Thủ tục Công bố đơn đăng ký sáng chế
Cập nhật: 19/11/2022

Đăng ký logo tại Hồ Chí Minh
Cập nhật: 19/11/2022

Đăng ký bản quyền phần mềm ở đâu?
Cập nhật: 19/11/2022

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong bao lâu?
Cập nhật: 19/11/2022

CHI PHÍ ĐĂNG KÝ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU?
Cập nhật: 19/11/2022

Kinh nghiệm mua nhượng quyền thương hiệu
Cập nhật: 19/11/2022

Đăng ký nhãn hiệu Gadttravel cho nhóm du lịch
Cập nhật: 19/11/2022

Đăng ký nhãn hiệu ATIS cho nhóm máy tập thể dục ngoài trời và trong nhà
Cập nhật: 19/11/2022

Đăng ký nhãn hiệu miLKY FOODS cho nhóm mua bán các sản phẩm sữa
Cập nhật: 19/11/2022

Đăng ký thương hiệu cho ghế văn phòng
Cập nhật: 19/11/2022

Đăng ký logo cho công ty giáo dục như thế nào?
Cập nhật: 19/11/2022

Thành lập hộ kinh doanh tại huyện Hoài Đức
Cập nhật: 19/11/2022

Đăng ký bản quyền tiếng Anh là gì?
Cập nhật: 19/11/2022

Đăng ký Bản quyền Ý tưởng kinh doanh như thế nào?
Cập nhật: 19/11/2022

Thủ tục Đăng ký bản quyền Game
Cập nhật: 19/11/2022

Thủ Tục Đăng Ký Bản Quyền Kịch Bản Năm 2023
Cập nhật: 19/11/2022

Thủ tục Đăng ký bản quyền sản phẩm năm 2023
Cập nhật: 19/11/2022

Đăng ký bản quyền máy công nghiệp như thế nào ?
Cập nhật: 19/11/2022

Thủ tục đăng ký bản quyền đồ đạc như thế nào ?
Cập nhật: 19/11/2022

Đăng ký bản quyền quần áo như thế nào ?
Cập nhật: 19/11/2022

Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Cập nhật: 19/11/2022

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời
Cập nhật: 19/11/2022

Mẫu giấy chứng nhận thu hồi đăng ký biển số xe
Cập nhật: 19/11/2022

Tặng voucher có phải đăng ký khuyến mại?
Cập nhật: 19/11/2022

Tư vấn pháp luật qua tin nhắn
Cập nhật: 19/11/2022