Ví dụ về vốn điều lệ công ty cổ phần

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 26/06/2023 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 32 Lượt xem
5/5 - (7 bình chọn)

Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần (Công ty CP) là doanh nghiệp, trong đó:

– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

– Công ty cp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Công ty cp có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

Điều kiện thành lập công ty cổ phần

– Điều kiện về số lượng cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần: Thành lập công ty cổ phần phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. Theo đó, trong suốt quá trình hoạt động công ty cổ phần luôn phải có tối thiểu 03 cổ đông.

– Điều kiện về tên công ty cổ phần: Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trong toàn quốc gia. Trường hợp tên công ty có khác dấu hiệu loại hình doanh nghiệp vẫn bị coi là trùng tên. 

– Điều kiện về trụ sở công ty: Khi thành lập công ty cổ phần phải có trụ sở giao dịch. Theo quy định không được đăng ký trụ sở tại chung cư và nhà tập thể. Đối với địa chỉ là nhà riêng thì không cần cung cấp bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp quý khách hàng đặt trụ sở tại tòa nhà thương mại thì cung cấp thêm quyết định xây dựng hoặc giấy phép xây dựng.

– Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần có thể là người đại diện theo pháp luật của nhiều doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, có 02 trường hợp người đại diện theo pháp luật sau sẽ không tiếp tục là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần:

+ Người đại diện của công ty đang bị treo mã số thuế: tức trong quá trình hoạt động doanh nghiệp không báo cáo thuế, không hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế, doanh nghiệp không hoạt động nhưng không thực hiện thủ tục thông báo tạm ngừng hoạt động với cơ quan đăng ký kinh doanh và bỏ trôi doanh nghiệp.

+ Theo quy định về quản trị công ty đại chúng có hạn chế: Chủ tịch hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) là người đại diện của cùng 01 công ty đại chúng (cũng là công ty cổ phần). Quy định này bắt đầu có hiệu lực từ 01/08/2020.

– Đăng ký ngành nghề kinh doanh: Khi đăng ký giấy phép kinh doanh công ty cổ phần, ngành nghề sẽ phải áp theo mã hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân. Đối với những ngành nghề có điều kiện buộc phải thỏa mãn những điều kiện để được thành lập. tùy thuộc theo bắt buộc của khách hàng, luật sư sẽ tư vấn các điều kiện cụ thể về từng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn?

Vốn điều lệ là cam kết trách nhiệm của công ty với khách hàng, đối tác, ngoài ra cũng là vốn đầu tư cho các hoạt động của công ty và là cơ sở để phân chia lợi nhuận hoặc rủi ro của doanh nghiệp cho các thành viên.

Hiện nay Luật doanh nghiệp cũng như các văn bản chuyên ngành liên quan không có quy định về mức vốn tối thiểu để thành lập công ty cổ phần. Do vậy, Doanh nghiệp khi thành lập thì Khách hàng phải chịu trách nhiệm với phần vốn góp đã kê khai. Vậy nên cần phải cân nhắc dựa trên khả năng tài chính, quy mô công ty dự kiến và mức vốn pháp định (khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định).

Ngoài ra, đối với một số ngành nghề yêu cầu vốn kỹ quỹ. Đây là số tiền mà doanh nghiệp ký quỹ trong ngân hàng suốt thời gian hoạt động ngành nghề kinh doanh đó. Vốn kỹ quỹ bản chất thuộc vốn pháp định nhưng bắt buộc các doanh nghiệp phải có thực tế. Theo đó doanh nghiệp lưu ý:

– Vốn điều lệ phải được cam kết góp trong một thời hạn nhất định và thể hiện rõ trong điều lệ công ty;

– Vốn pháp định chính là mức vốn tối thiểu áp dụng cho một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Ví dụ về vốn điều lệ công ty cổ phần

Ví dụ 1: Công ty cổ phần Nam Anh dự tính thành lập doanh nghiệp. Lúc đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty Cổ phần Nam Anh dự tính có 500,000 Cổ phần với mệnh giá mỗi cổ phần là 100,000đ/CP, và được 3 cổ đông: N, A, D đăng ký mua.

=> Do vậy vốn điều lệ công ty cổ phần Nam Anh là: 500,000 x 10,000 = 5,000,000,000 đ

Ví dụ 2: Công ty cổ phần Bảo An tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp đăng ký bán 400,000 CP với mệnh giá 10,000 đ/CP và được cổ đông đăng ký mua 300,000 CP →  Vốn điều lệ công ty cổ phần B = 300,000 CP x 10,000 đ/CP = 3,000,000,000 đ. 

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty cổ phần.

– Danh sách cổ đông sáng lập.

– Bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu cổ đông

– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các tổ chức; giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện trong trường hợp cổ đông là tổ chức

– Giấy ủy quyền cho Luật Hoàng Phi thực hiện đăng ký thành lập công ty CP.

Quy trình thành lập công ty cổ phần

Bước 1: Chuẩn bị thông tin, giấy tờ thành lập công ty cổ phần như hướng dẫn.

Bước 2: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ thành lập công ty cổ phần

Bước 3: Nộp bộ hồ sơ thành lập công ty cổ phần như hướng dẫn bên trên tới cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại.

Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 

Bước 5: Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp

Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng + Thông báo số TKNH cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.

Bước 8: Đóng thuế môn bài qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp.

Bước 9: Đến cơ quan thuế sở tại tiến hành khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn, nhận kết quả đặt in hóa đơn, in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, và cuối cùng được xuất hóa đơn VAT).

Bước 10: Thực hiện việc báo cáo thuế, và làm sổ sách hàng tháng,quý, năm. 

Dịch vụ thành lập công ty cổ phần uy tín chất lượng tại Luật Hoàng Phi

Việc thành lập công ty cổ phần cần chuẩn bị nhiều hồ sơ, thủ tục, giấy tờ liên quan khá phức tạp. Tuy nhiên, Doanh nghiệp có thể đăng ký tư vấn thành lập công ty cổ phần tại Luật Hoàng Phi để không mất thời gian tìm hiểu những thủ tục này. Khi đăng ký dịch vụ thành lập công ty cổ phần của chúng tôi, Khách hàng sẽ được hỗ trợ thực hiện các công việc như sau:

– Tư vấn miễn phí một cách chi tiết về các thông tin cần chuẩn bị liên quan đến công ty như tên công ty không trùng lặp, địa chỉ đặt trụ sở chính, người đại diện pháp luật, ngành nghề đăng ký kinh doanh, hướng dẫn kê khai mức vốn điều lệ phù hợp nhất với doanh nghiệp. 

–  Bộ phận chuyên phụ trách về mảng Doanh nghiệp đại diện soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần, đảm bảo hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Sau đó nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lên Sở Kế hoạch và đầu tư rồi chờ nhận kết quả và trả cho doanh nghiệp.

– Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ được chúng tôi thay mặt công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia, khắc con dấu công ty.

– Đặc biệt, đối với dịch vụ đăng ký thành lập công ty cổ phần trọn gói , doanh nghiệp sẽ được bộ phận chuyên môn đại diện hoàn tất mọi thủ tục liên quan sau khi thành lập công ty cổ phần, để đảm bảo công ty của khách hàng có thể thuận lợi đi vào hoạt động kinh doanh theo đúng quy định. Cụ thể như:

+ Thay doanh nghiệp thực hiện làm bảng hiệu công ty.

+ Giúp khách hàng đăng ký tài khoản ngân hàng.

+ Giúp doanh nghiệp mua chữ ký số và tiến hành thông báo phát hành hóa đơn.

+ Thay doanh nghiệp đăng ký, nộp tờ kê khai thuế ban đầu một cách đầy đủ.

+ Tư vấn doanh nghiệp về thời hạn và cách thức góp vốn vào công ty sau khi thành lập.

– Đặc biệt, khách hàng đăng ký thành lập công ty cổ phần sẽ được tư vấn pháp lý miễn phí mọi vấn đề liên quan đến hoạt động pháp lý, giấy tờ liên quan trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. 

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Ví dụ về vốn điều lệ công ty cổ phần. Khách hàng theo dõi nội dung bài viết tại TBT Việt Nam có vướng mắc khác hoặc có nhu cầu báo giá sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ hotline: 0981.378.999 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

5/5 - (7 bình chọn)