Ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội

  • Tác giả: Phương Thảo |
  • Cập nhật: 25/11/2021 |
  • Tư vấn bảo hiểm xã hội |
  • 275 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Bảo hiểm xã hội là một trong những quyền lợi chính đáng khi người lao động làm việc tại các cơ quan, đơn vị có ký kết hợp đồng lao động. Vậy trường hợp người lao động muốn hưởng BHXH 1 lần sẽ được xác định như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết Ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội dưới đây.

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội

1/ Chế độ ốm đau

Người lao động khi bị ốm đau thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau nếu đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

– Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Về thời gian hưởng thì được xác định như sau:

– Trường hợp đóng đủ BHXH dưới 15 năm thì thời gian nghỉ tối đa là 30 ngày đối với công việc bình thường, tối đa 40 ngày đối với công việc nặng nhọc;

– Trường hợp đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm thì thời gian nghỉ tối đa là 40 ngày đối với công việc bình thường, tối đa 50 ngày đối với công việc nặng nhọc, độc hại;

– Trường hợp đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên thì thời gian nghỉ tối đa là 60 ngày đối với công việc bình thường, tối đa 70 ngày đối với công việc nặng nhọc, độc hại.

– Trường hợp người lao động mắc bệnh cần phải chữa trị dài ngày thuộc danh mục các bệnh được ban hành tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT thì sẽ được nghỉ tối đa là 180 ngày, đã bao gồm cả ngày nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Nếu hết thời hạn trên mà người lao động vẫn chưa hết bệnh thì vẫn được tiếp tục được hưởng chế độ ốm đau, nhưng tối đa không được vượt quá thời gian tham gia BHXH.

2/ Thai sản

– Lao động nữ được nghỉ khám thai tối đa 5 lần, sẩy thai, nạo, hút, thai chết lưu…được nghỉ 10 ngày (thai dưới 5 tuần), 20 ngày nếu thai từ 5 đến dưới 13 tuần, 40 ngày nếu thai từ 13 đến 25 tuần, 50 ngày nếu thai từ 25 tuần trở lên.

– Lao động nữ sinh con sẽ được nghỉ tối đa là 6 tháng, nếu sinh đôi trở lên thì sẽ được cộng thêm 1 tháng cho mỗi con.

– Lao động nam có vợ sinh thì sẽ được nghỉ 5 ngày nếu sinh thường, 7 ngày nếu sinh mổ hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi, 10 ngày nếu là sinh đội, nghỉ thêm 3 ngày nếu sinh ba trở lên, 14 ngày nếu sinh đôi bằng phương pháp phẫu thuật.

– Trường hợp con chết sau khi sinh ra thì người lao động được nghỉ 4 tháng nếu con dưới 2 tháng, 2 tháng nếu con từ 2 tháng tuổi trở lên…

Về mức hưởng thì sẽ được xác định bằng 100% mức lương tham gia đóng BHXH bình quân của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ thai sản, ngoài ra được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh theo quy định của pháp luật.

3/ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Đây là chế độ dành cho người lao động được xác định là tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp có giám định bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

– Nếu mức độ suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 5 lần mức lương cơ sở nếu suy giảm 5%, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì sẽ được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

– Nếu mức độ suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì sẽ được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

– Ngoài ra còn có các khoản trợ cấp khác như: Trợ cấp phương tiện, dụng cụ chỉnh hình, trợ cấp phục vụ, trở cấp 1 lần khi chết vì tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

4/ Hưu trí

Người lao động sẽ được hưởng chế độ hưu trí khi đóng đủ 20 năm BHXH và đủ tuổi nghỉ hưu theo Bộ luật Lao động quy định.

Về mức hưởng thì được xác định như sau:

– Hưởng hàng tháng:

+ Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;

+ Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

+ Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Năm nghỉ hưu Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45%
2018 16 năm
2019 17 năm
2020 18 năm
2021 19 năm
Từ 2022 trở đi 20 năm

 5/ Tử tuất

Trường hợp người lao động chết thì thân nhân của họ sẽ được hưởng chế độ tử tuất, bao gồm các khoản sau: Trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hàng tháng.

Trường hợp được rút BHXH 1 lần

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 và Khoản 1 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng được hưởng BHXH 1 lần đó là:

– Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đóng đủ 20 năm BHXH;

– Lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đã đủ tuổi nghỉ hưu mà khi nghỉ việc chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia đóng BHXH tự nguyện;

– Người lao động ra nước ngoài định cư;

– Mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, phong, lao nặng…

– Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc nhưng chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu;

– Chưa đóng đủ 20 năm BHXH, sau 1 năm nghỉ việc không muốn tiếp tục tham gia BHXH tự nguyên.

Cách tính bảo hiểm xã hội

Tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định về cách tính tiền BHXH 1 lần như sau:

– 1.5 tháng mức bình quân tiền lương tham gia đóng BHXH trước thời điểm  năm 2014;

– 2 tháng mức bình quân tiền lương tham gia đóng BHXH sau thời điểm năm 2014.

Cụ thể, công thức tính tiền BHXH được xác định như sau:

Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

Trong đó:

– Thời gian tham gia đóng BHXH có tháng lẻ từ 1 đến 6 tháng sẽ được làm tròn là 1/2 năm, từ 7 đến 11 tháng được làm tròn là 1 năm.

– Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội. Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 6560 để được hỗ trợ trực tiếp.

5/5 - (5 bình chọn)