Văn phòng Thừa phát lại tại Quận Hoàn Kiếm

  • Tác giả: Thùy Linh |
  • Cập nhật: 07/03/2022 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 370 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Văn phòng Thừa phát lại là một loại hình pháp lý tương đối mới tại Việt Nam. Do vậy, nhiều người còn gặp khó khăn trong việc tìm hiểu cũng như tìm kiếm các văn phòng Thừa phát lại. Nhằm cung cấp thông tin giúp quý bạn đọc thuận tiện trong việc tìm kiếm, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Văn phòng Thừa phát lại tại Quận Hoàn Kiếm.

Lịch sử hình thành chế định Thừa phát lại

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra phương hướng: “từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án dân sự”.

Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng nêu rõ nhiệm vụ xã hội hóa một số công việc thi hành án dân sự thông qua chế định Thừa phát lại “Nghiên cứu chế định Thừa phát lại (thừa hành viên); trước mắt có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương, sau vài năm, trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo”.

Trên tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW, 24 tháng 7 năm 2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2009/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

Với những kết quả đạt được trong kế hoạch thí điểm văn phòng thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại. Nghị định này chính thức có hiệu lực từ ngày 24 tháng 02 năm 2020, từ đó chế định Thừa phát lại chính thức được áp dụng trên phạm vi cả nước.

Quận Hoàn Kiếm có bao nhiêu văn phòng Thừa phát lại?

Quận Hoàn Kiếm là quận nằm ở vị trí trung tâm của Hà Nội, có diện tích 5,29 km2, là quận có diện tích nhỏ nhất tại thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, quận Hoàn Kiếm lại là trung tâm thương  mại – dịch vụ của thành phố Hà Nội. Với chợ Đồng Xuân – một khu thương mại và dịch vụ lớn, là đầu mối giao dịch hàng hóa của cả khu vực phía Bắc cùng với một loạt chợ lớn như Hàng Da, cửa Nam, Hàng Bè và những tuyến phố thương mại sầm uất như Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Ngang, Hàng Đào,… Hoàn Kiếm đã và đang trở thành trung tâm thương mại của Thủ đô Hà Nội.

Theo quy định hiện hành, Việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây:

– Điều kiện về kinh tế – xã hội của địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

–  Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

– Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

– Không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện.

Chính vì vậy, tính đến nay, tại địa bàn quận Hoàn Kiếm chỉ có duy nhất 01 văn phòng Thừa phát lại, đó là Văn phòng Thừa phát lại Hoàn Kiếm.

Để thuận tiện trong việc thực hiện các dịch vụ pháp lý liên quan đến Thừa phát lại, mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết Văn phòng Thừa phát lại tại quận Hoàn Kiếm.

Địa chỉ văn phòng thừa phát lại Hoàn Kiếm

Văn phòng Thừa phát lại Hoàn Kiếm

Trưởng Văn phòng: Hoàng Mạnh Chiến

Địa chỉ: Số 16A/3 phố Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Hotline: 097.117.5566

Điện thoại: 024.3963.0055

Email: tplhoankiem@gmail.com

website: https://thuaphatlaihoankiem.vn

Các dịch vụ pháp lý tại Văn phòng Thừa phát lại

Theo quy định hiện hành, Văn phòng Thừa phát lại thực hiện các dịch vụ pháp lý sau:

– Lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, chẳng hạn như

+ Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng;

+ Xác nhận tình trạng nhà trước khi mua bán, cho thuê;

+ Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm;

+ Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế;

+ Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại;

+ Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông;

+ Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình;

+ Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu;

+ Xác nhận mức độ ô nhiễm, tiếng ồn…

– Tống đạt Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự trong vụ án hình sự và khiếu nại, tố cáo; Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự; tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài trên phạm vi toàn quốc.

-Xác minh điều kiện thi hành án.

– Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án.

Như vậy, qua bài viết Văn phòng Thừa phát lại tại quận Hoàn Kiếm chúng tôi đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin liên hệ, các dịch vụ pháp lý của Văn phòng Thừa phát lại Quận Hoàn Kiếm. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết.

->>>> Tham khảo thêm: Giấy phép lao động

->>>Tham khảo thêm : Chi cục thuế quận 7

->>>Tham khảo thêm : Chi cục thuế quận bình thạnh

->>>Tham khảo thêm : Cơ quan thuế

5/5 - (5 bình chọn)