Tìm hiểu về Văn phòng Thừa phát lại tại quận 8

  • Tác giả: Phương Thảo |
  • Cập nhật: 07/03/2022 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 378 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Thừa phát lại là một thuật ngữ pháp lý tương đối mới, lần đầu tiên được ghi nhận trong Nghị định 61/2009/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, đến nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập một số văn phòng thừa phát lại phục vụ yêu cầu của xã hội. Để tìm hiểu, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Văn phòng Thừa phát lại tại quận 8.

Thừa phát lại là gì?

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra phương hướng: “ Từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án dân sự”.

Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng nêu rõ nhiệm vụ xã hội hóa một số công việc thi hành án dân sự thông qua chế định Thừa phát lại “Nghiên cứu chế định Thừa phát lại (thừa hành viên); trước mắt có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương, sau vài năm, trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo”.

Trên tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW, 24 tháng 7 năm 2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2009/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

Theo quy định hiện hành, Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.

Theo quy định tại điều 10 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, để được bổ nhiệm Thừa phát lại, cá nhân cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

1. Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

4. Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của 08/2020/NĐ-CP.

5. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Quận 8 có bao nhiêu văn phòng thừa phát lại?

Quận 8 thuộc khu vực nội thành và nằm ở phía Nam thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích tự nhiên khoảng 1.917,49 ha, dân số 423.129 người, gồm 16 đơn vị hành chính cấp phường. Là một quận nội thành, quận 8 có sự phát triển nổi trội về kinh tế xã hội. Vậy, hiện này quận 8 có bao nhiêu văn phòng thừa phát lại, mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết Văn phòng thừa phát lại tại quận 8 của chúng tôi.

Kể từ khi đưa vào thí điểm đến nay, các văn phòng thừa phát lại cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, với đặc thù là một mô hình mới được đưa vào thí điểm do đó việc sử dụng dịch vụ pháp lý của các văn phòng mới vẫn chưa thực sự phổ biến.

Chính vì lẽ đó, số lượng văn phòng thừa phát lại tại quận 8 rất ít. Đến nay, tại địa bàn quận 8 chỉ có 01 văn phòng thừa phát lại, có tên gọi là Văn phòng thừa phát lại quận 8. Để quá trình sử dụng các dịch vụ pháp lý của văn phòng thừa phát lại trên địa bàn quận diễn ra, thuận lợi, nhanh chóng, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý bạn đọc các thông tin liên quan đến Văn phòng thừa phát lại này ở phần tiếp theo của bài viết.

Thông tin liên hệ Văn phòng Thừa phát lại tại quận 8

Địa chỉ: Số 789A Tạ Quang Bửu, Phường 5, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 38523997 – (028) 38523999

Fax: 38523996

Trưởng Văn phòng: Thừa phát lại Vũ Thị Trường Hạnh

Di động: 0983 641 575

Các dịch vụ pháp lý tại Văn phòng thừa phát lại

Là một dịch vụ pháp lý mới, do đó nhiều người còn lúng túng chưa hiểu văn phòng thừa phát lại cung cấp những dịch vụ nào. Theo quy định hiện hành, Văn phòng thừa phát lại thực hiện các dịch vụ pháp lý sau:

– Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của tòa án hoặc cơ quan thi hành án dân sự. Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.

– Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

– Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự;

– Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự (trừ các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án).

Khi có nhu cầu sử dụng một trong các dịch vụ này tại địa bàn quận 8, quý bạn đọc liên hệ trực tiếp văn phòng thừa phát lại quận 8 để được báo giá dịch vụ pháp lý.

Thời gian làm việc văn phòng thừa phát lại quận 8

Thứ Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy Chủ nhật
Buổi sáng 7h30-11h30 7h30-11h30 7h30-11h30 7h30-11h30 7h30-11h30 7h30-11h30 Không làm việc
Buổi chiều 13h00-17h00 13h00-17h00 13h00-17h00 13h00-17h00 13h00-17h00 13h00-17h00

Qua bài viết Văn phòng thừa phát lại tại quận 8, chúng tôi đã cung cấp các thông tin hữu ích về thừa phát lại là gì, thông tin liên hệ, thời gian làm việc của văn phòng thừa phát lại quận 8. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

->>>>>> Tham khảo thêm: Giấy phép lao động

5/5 - (5 bình chọn)