Địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại tại quận 1

  • Tác giả: Thùy Linh |
  • Cập nhật: 07/03/2022 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 396 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Nhằm từng bước xã hội hóa một số công việc thi hành án dân sự, Nhà nước ta đã đề ra chủ trương thí điểm văn phòng thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện Nghị định 61/2009/NĐ-CP, các văn phòng thừa phát lại đầu tiên của Việt Nam đã được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh. Là một quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh, quận 1 cũng đã xuất hiện các văn phòng thừa phát lại đầu tiên. Để tìm hiểu, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Văn phòng Thừa phát lại tại quận 1.

Thừa phát lại là gì?

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra phương hướng: “ Từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án dân sự”.

Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng nêu rõ nhiệm vụ xã hội hóa một số công việc thi hành án dân sự thông qua chế định Thừa phát lại “ Nghiên cứu chế định Thừa phát lại (thừa hành viên); trước mắt có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương, sau vài năm, trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo”.

Trên tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW, 24 tháng 7 năm 2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2009/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

Theo quy định hiện hành, Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.

Theo quy định tại điều 10 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, để được bổ nhiệm Thừa phát lại, cá nhân cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

1. Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

4. Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

5. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Quận 1 có bao nhiêu văn phòng thừa phát lại?

Văn phòng thừa phát lại là một mô hình khá mới mẻ tại Việt Nam. Trong thập kỷ qua, các văn phòng thừa phát lại đã đi vào hoạt động và đạt được nhiều thành tựu nhất định, ngày càng khẳng định vai trò của mình trong hoạt động thi hành án dân sự tại Việt Nam.

Là một quận nội thành, quận 1 có diện tích rộng, dân số đông đúc, tuy nhiên do là một loại hình pháp lý mới số lượng văn phòng thừa phát lại tại quận 1 rất ít. Đến nay, tại địa bàn quận 1 mới chỉ một văn phòng thừa phát lại được thành lập, đó là văn phòng thừa phát lại quận 1. Văn phòng Thừa Phát Lại Quận 1 được Sở Tư pháp Tp.HCM cấp giấy ĐKHĐ số: 41.01.0005/TP-TPL-ĐKHĐ lần 1 ngày 21/05/2010, lần 4 ngày 11/11/2019.

Để quá trình sử dụng các dịch vụ pháp lý của văn phòng thừa phát lại trên địa bàn quận 1 diễn ra, thuận lợi, nhanh chóng, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý bạn đọc các thông tin liên quan đến Văn phòng thừa phát lại tại quận 1 ở phần tiếp theo của bài viết.

Thông tin liên hệ Văn phòng thừa phát lại quận 1

Địa chỉ: Số 87 (Tầng trệt) Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1

Điện thoại: (028) 38 206 999

Trưởng Văn phòng: Nguyễn Thị Hạnh

Các dịch vụ pháp lý tại Văn phòng thừa phát lại

Là một dịch vụ pháp lý mới, do đó nhiều người còn lúng túng chưa hiểu văn phòng thừa phát lại cung cấp những dịch vụ nào. Theo quy định hiện hành, Văn phòng thừa phát lại thực hiện các dịch vụ pháp lý sau:

– Lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, chẳng hạn như

+ Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng;

+ Xác nhận tình trạng nhà trước khi mua bán, cho thuê;

+ Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm;

+ Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế;

+ Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại;

+ Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông;

+ Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình;

+ Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu;

+ Xác nhận mức độ ô nhiễm, tiếng ồn…

+ Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện

+ Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống…

– Tống đạt Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự trong vụ án hình sự và khiếu nại, tố cáo; Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự; tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài trên phạm vi toàn quốc.

– Xác minh điều kiện thi hành án.

– Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án.

Qua bài viết Văn phòng thừa phát lại tại quận 1, chúng tôi đã cung cấp các thông tin hữu ích về thừa phát lại là gì, thông tin liên hệ, thời gian làm việc của văn phòng thừa phát lại quận 1. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

->>>>>> Tham khảo thêm: Lý lịch tư pháp

5/5 - (6 bình chọn)