Văn phòng Thừa phát lại quận Hai Bà Trưng
Trên tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nhà nước ta đã từng bước xây dựng chế định Thừa phát lại nhằm xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự. Sự xuất hiện của các văn bản pháp luật quy định tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thừa phát lại đã tạo nên cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động động của Thừa phát lại. Từ đó, các văn phòng thừa phát lại đã được hình thành trên cả nước.
Cùng với sự phát triển chung của các văn phòng Thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng có nhiều văn phòng được thành lập, trong đó có các văn phòng tại quận Hai Bà Trưng. Để tìm hiểu, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Văn phòng thừa phát lại Quận Hai Bà Trưng.
Thừa phát lại là gì?
Theo quy định hiện hành, Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.
Để được bổ nhiệm Thừa phát lại, cá nhân cần đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại điều 10 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại. Dưới đây là các tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại:
1. Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
4. Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
Chức năng, nhiệm vụ của Thừa phát lại
Theo quy định hiện hành, Thừa phát lại có các chức năng nhiệm vụ như sau:
– Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định và pháp luật có liên quan.
Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định . Thừa phát lại có chức năng tống đạt các loại văn bản sau:
+ Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự;
+ Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
– Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định.
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định .
– Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
– Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
Cần lưu ý, Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định các việc mà Thừa phát lại không được làm bao gồm:
1. Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
2. Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
3. Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.
4. Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
5. Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Địa chỉ văn phòng thừa phát lại quận Hai Bà Trưng
Là một loại hình dịch vụ pháp lý tương đối mới, do đó chưa hình thành nhiều văn phòng Thừa phát lại tại quận Hai Bà Trưng. Tính đến nay, trên địa bàn có duy nhất 01 Văn phòng thừa phát lại, có tên gọi Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng.
Văn phòng Thừa phát lại Quận Hai Bà Trưng được thành lập theo quyết định số 1122/QĐ-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Dưới đây là thông tin liên hệ của Văn phòng này:
Văn Phòng Thừa Phát Lại Hai Bà Trưng
Địa Chỉ: Số 4-A11 Đầm Trấu, Nguyễn Khoái, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, HN
Điện Thoại: 0243.999.2866 – 0246.689.9996 – 0965.126.126 – 0965.128.128
Email: thuaphatlaihaibatrung@yahoo.com.vn – Website: http://thuaphatlaihaibatrung.com/
Trưởng Văn phòng: Bà Cao Anh Thúy
Phó Trưởng Văn phòng: – Ông Phạm Anh Dũng
– Bà Nguyễn Thị Vân Khanh
Thời gian làm việc văn phòng thừa phát lại quận Hai Bà Trưng
Để quý bạn đọc thuận tiện trong việc liên hệ công tác, chúng tôi xin cung cấp thời gian làm việc của Văn phòng thừa phát lại Quận Hai Bà Trưng như sau:
Thứ | Thứ Hai | Thứ Ba | Thứ Tư | Thứ Năm | Thứ Sáu | Thứ 7 |
Sáng | 8h00-11h30 | 8h00-11h30 | 8h00-11h30 | 8h00-11h30 | 8h00-11h30 | 8h00-12h00 |
Chiều | 13h30-17h30 | 13h30-17h30 | 13h30-17h30 | 13h30-17h30 | 13h30-17h30 | Không làm việc |
Qua bài viết, Văn phòng Thừa phát lại Quận Hai Trưng, quý bạn đọc đã có được thông tin liên hệ, thời gian làm việc và chức năng, nhiệm vụ quyền hạn để quá trình tìm kiếm, sử dụng dịch vụ diễn ra thuận lợi. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
->>>>>> Tham khảo thêm: Giấy phép lao động

Dịch vụ Tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Visa lao động là gì? Điều kiện để cấp visa lao động cho người lao động nước ngoài
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục xin giấy phép lao động cho giáo viên là người nước ngoài
Cập nhật: 07/03/2022

Gia hạn giấy phép lao động tối đa được mấy lần?
Cập nhật: 07/03/2022

Chủ tịch hội đồng quản trị là người nước ngoài có cần xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 07/03/2022

Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam có phải xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 07/03/2022

Vốn điều lệ mở văn phòng công chứng?
Cập nhật: 07/03/2022

Kết hôn với người Việt Nam có được miễn giấy phép lao động?
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục gia hạn giấy phép lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Thời hạn giấy phép lao động bao lâu?
Cập nhật: 07/03/2022

Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Cập nhật: 07/03/2022

Trường hợp nào không phải xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 07/03/2022

Danh sách bệnh viện đủ điều kiện khám sức khỏe xin giấy phép lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục xác nhận người nước ngoài không phải xin cấp giấy phép lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục xác nhận người nước ngoài không thuộc trường hợp cấp giấy phép lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo cơ quan thuế hay không?
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Thời gian tạm ngừng kinh doanh như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Bổ sung ngành nghề kinh doanh mất bao nhiêu lâu
Cập nhật: 07/03/2022

Thành lập địa điểm kinh doanh có phải nộp thuế môn bài?
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký thương hiệu sạc dự phòng như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký thương hiệu tỏi đen như thế nào ?
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu hàng thời trang
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký thương hiệu mỹ phẩm như thế nào ?
Cập nhật: 07/03/2022

Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu hay không?
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký thương hiệu quán trà chanh
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu ATIS cho nhóm máy tập thể dục ngoài trời và trong nhà
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu FUJIANIKO cho nhóm sản phầm 04
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu miLKY FOODS cho nhóm mua bán các sản phẩm sữa
Cập nhật: 07/03/2022