Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại?
Mục lục
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại được pháp luật ghi nhận. Giống như các hoạt động thương mại khác, hoạt động thương mại này cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Bài viết này sẽ giúp Quý vị hiểu rõ hơn về Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại.
Theo quy định hiện hành về nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
– Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”.
Nhượng quyền thương mại khá đa dạng, có thể phân thành 03 loại chính như sau:
– Nhượng quyền thương mại độc quyền
– Nhượng quyền thương mại không độc quyền
– Nhượng quyền thương mại thứ cấp.
Có thể thấy , hiện nay, các công ty thường lựa chọn hình thức nhượng quyền khi họ thiếu vốn hay các kinh nghiệm quốc tế để lập cơ sở ở nước ngoài thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, hay khi việc đưa sản phẩm ra nước ngoài bằng các kênh phân phối độc lập hay cấp phép truyền thống không có hiệu quả.
Khả năng sinh lời ở các thị trường nước ngoài thường lớn hơn nhiều so với thị trường trong nước.
Bằng chứng, KFC có thể tham gia thị trường quốc tế một cách dễ dàng và kinh doanh hiệu quả trên toàn thế giới như vậy là nhờ phát triển các hãng nhận quyền tại 90 quốc gia.
Từ cơ sở trên , với mục đích giải đáp những thắc mắc cho những doanh nghiệp còn mới lạ về mô hình nhượng quyền thương mại trong hoạt động kinh doanh , chúng tôi xin phép đưa ra những tư vấn từ những ưu ( nhược) điểm của chúng. Cụ thể:
Ưu điểm của nhượng quyền thương mại?
– Đối với bên nhượng quyền thương mại
+ Mở rộng thị trường, thăm dò được hiệu quả đầu tư khi thâm nhập được vào các thị trường mới một cách nhanh chóng với chi phí và rủi ro thấp.
+ Giảm thiểu chi phí cho hoạt động quảng cáo thương mại nhưng sản phẩm vẫn có sức lan tỏa rộng rãi.
+ Có thêm được nguồn thu ổn định từ khoản phí nhượng quyền từ các bên nhận nhượng quyền.
+ Bên nhượng quyền có thể tận dụng kiến thức của bên nhận quyền để tìm hiểu và phát triển thị trường nước ngoài.
– Đối với bên nhận nhượng quyền thương mại
+ Không cần tốn thời gian, tiền của và công sức để xây dựng thương hiệu từ đầu. Khi được nhượng quyền thương mại, bên nhận nhượng quyền chỉ cần kinh doanh dưới danh nghĩa bên nhượng quyền, thừa hưởng uy tín của thương hiệu đó.
+ Các sản phẩm, dịch vụ và toàn bộ hệ thống hoạt động đều được chuẩn hóa từ bên nhượng quyền.
+ Được tập huấn và tiếp thu các bí quyết kinh doanh, nhận được sự hỗ trợ thường xuyên từ bên nhượng quyền.
+ Có được nguồn cung nguyên liệu giá rẻ và đảm bảo – một trong những yếu tố quyết định trực tiếp đến lợi nhuận trong kinh doanh.
Nhược điểm của nhượng quyền thương mại?
– Đối với bên nhượng quyền thương mại
+ Việc duy trì kiểm soát đối với bên nhận quyền có thể gặp khó khăn. Do hoạt động tại nhiều thị trường đa dạng và phức tạp, nguy cơ tạo ra các đối thủ là rất lớn.
Người nhượng quyền phải chia sẻ các bí mật kinh doanh và kiến thức chuyên môn. Khi hợp đồng chuyển nhượng chấm dứt, một số công ty nhận quyền sẽ lợi dụng kiến thức mới thu được để tiếp tục kinh doanh, thường là bằng cách thay đổi chút ít tên nhãn hàng hay thương hiệu của hãng chuyển nhượng.
+ Bất đồng với bên nhận quyền có thể xảy ra , bao gồm cả những tranh chấp pháp lý.
+ Hoạt động kém hiệu quả của một bên nhận nhượng quyền sẽ ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu trên thị trường.
+ Bên nhận quyền có thể lợi dụng kiến thức thu được và trở thành đối thủ tương lai.
– Đối với bên nhận quyền thương mại
+ Sự bùng nổ của các đối thủ cạnh tranh, của các bên nhận nhượng quyền khác trong cùng hệ thống.
+ Bên nhận quyền không thể phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh do hoạt động kinh doanh một cách khuôn khổ theo các quy định đã được đặt ra từ trước.
+ Bên nhượng quyền có thể áp đặt các hệ thống kỹ thuật hay quản lý không phù hợp với bên nhận quyền.
+ Khoản đầu tư ban đầu có thể mang giá trị lớn.
Có nên nhận nhượng quyền thương mại trong kinh doanh không?
Qua nội dung trên, bạn đọc đã nắm được Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại, có nên nhận nhượng quyền thương mại hay không?
Xét từ góc độ các doanh nghiệp nhận quyền, nhượng quyền đặc biệt có lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phần lớn các công ty nhỏ thường không có nhiều nguồn lực, năng lực quản lý còn yếu kém, uy tín thương hiệu chưa cao, lượng khách hàng không ổn định. Vì vậy, khi các công ty này tham gia thị trường kinh doanh với nhiều đối thủ mạnh khác thường thất bại, sớm lâm vào tình trạng phá sản.
Bên cạnh đó, ưu điểm lớn nhất của mô hình nhượng quyền thượng mại đối với bên nhận quyền là cho phép họ bắt đầu tiến hành kinh doanh bằng một mô hình đã được kiểm nghiệm với những yếu tố cải thiện sự thiếu hụt hiện tại của họ.
Thực tế, nhượng quyền không khác gì việc sao chép những hoạt động kinh doanh được coi là hiệu quả nhất. Nó khiến cơ hội thành công của các doanh nghiệp nhỏ tăng lên nhanh chóng nhờ tái tạo những mô hình kinh doanh có thực và đã được kiểm chứng.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận những bất lợi doanh nghiệp có thể gặp khi lựa chọn mô hình này nhưng đối với những công ty vừa và nhỏ thì đây là một trong những lựa chọn tối ưu để phát triển , đảm bảo sự ổn định ban đầu cho hoạt động kinh doanh của mình.
Trên đây là những tư vấn của Công ty Tư vấn đầu tư và Sở hữu trí tuệ Hoàng Phi TBT Việt Nam về các vấn đề liên quan đến Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại. Nếu như bạn vẫn còn vướng mắc về vấn đề này hay có thêm thắc mắc về các vấn đề khác có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.

Thành lập công ty tại Đồng Tháp
Cập nhật: 16/12/2021

Thành lập công ty tại Bạc Liêu như thế nào?
Cập nhật: 16/12/2021

Thành lập công ty tại Trà Vinh như thế nào?
Cập nhật: 16/12/2021

Bổ sung ngành nghề kinh doanh hộ kinh doanh cá thể như thế nào?
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh chi nhánh
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh 2022
Cập nhật: 16/12/2021

Hồ sơ xin giấy phép tư vấn du học
Cập nhật: 16/12/2021

Đăng ký nhãn hiệu tại Hải Dương
Cập nhật: 16/12/2021

Giấy phép thành lập công ty như thế nào?
Cập nhật: 16/12/2021

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Hà Đông
Cập nhật: 16/12/2021

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Đống Đa
Cập nhật: 16/12/2021

Thay đổi đăng ký kinh doanh có phải thay đổi con dấu?
Cập nhật: 16/12/2021

Thành lập chi nhánh công ty tại Hồ Chí Minh
Cập nhật: 16/12/2021

Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục thành lập công ty tại Quảng Ngãi
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục thành lập công ty tại Hưng Yên
Cập nhật: 16/12/2021

Dịch vụ thành lập công ty tại Nghệ An
Cập nhật: 16/12/2021

Thành lập hộ kinh doanh cá thể ở đâu?
Cập nhật: 16/12/2021

Thay đổi tên công ty cần làm thủ tục gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn?
Cập nhật: 16/12/2021

Mẫu công văn thay đổi tên công ty gửi BHXH
Cập nhật: 16/12/2021

Thành lập công ty cổ phần cần những gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Đồng Nai
Cập nhật: 16/12/2021

Chi phí thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Cập nhật: 16/12/2021

Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH?
Cập nhật: 16/12/2021

Thành lập công ty xây dựng cần những gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
Cập nhật: 16/12/2021

Thay đổi đăng ký kinh doanh công ty TNHH hai thành viên
Cập nhật: 16/12/2021

Thay đổi đăng ký kinh doanh công ty TNHH 1 thành viên
Cập nhật: 16/12/2021

Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh ở Hà Nội
Cập nhật: 16/12/2021

Khi nào phải thay đổi đăng ký kinh doanh?
Cập nhật: 16/12/2021

Cơ quan đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Cập nhật: 16/12/2021

Hướng dẫn đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh qua mạng mới nhất
Cập nhật: 16/12/2021

Sản phẩm nào khi đi đăng ký kiểu dáng công nghiệp bị cấm?
Cập nhật: 16/12/2021

Lưu ý khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm những gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Sửa đổi hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp có phải mất chi phí không?
Cập nhật: 16/12/2021