Tư vấn viên pháp luật là gì?

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 14/09/2022 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 126 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Hoạt động tư vấn pháp luật không chỉ bao gồm việc chuyển tải nội dung của một điều luật, một văn bản pháp luật hoặc cung cấp thông tin về những quy định pháp luật có liên quan mà còn là việc sử dụng kiến thức pháp luật và kinh nghiệm của các chuyên gia pháp luật. Tư vấn viên pháp luật là gì?

Tư vấn viên pháp luật là gì?

Tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích; có Bằng cử nhân luật; có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.

– Tư vấn viên pháp luật chỉ được làm việc cho một Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc một Chi nhánh. Có thể đồng thời kiêm nhiệm vị trí công tác khác của tổ chức chủ quản nhưng phải bảo đảm công việc đó không ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn pháp luật.

– Thẻ tư vấn viên pháp luật được cấp theo đề nghị của Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc của Chi nhánh trong trường hợp Trung tâm, Chi nhánh thực hiện đăng ký hoạt động hoặc bổ sung tư vấn viên pháp luật.

Hồ sơ cấp thẻ tư vấn viên pháp luật

Khi nộp hồ sơ cấp thẻ tư vấn viên pháp luật cần hiểu được Tư vấn viên pháp luật là gì? theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định 77/2008/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2012/NĐ-CP, hồ sơ cấp thẻ tư vấn viên pháp luật gồm:

– Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật;

– Bản sao Bằng cử nhân luật;

– Giấy xác nhận về thời gian công tác pháp luật của người được đề nghị.

Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp, nơi Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký hoạt động có trách nhiệm cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật cho người đủ điều kiện, trong trường hợp từ chối, phải thông báo lý do bằng văn bản.

Người đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.

Các đối tượng được tư vấn pháp luật 

Tư vấn viên pháp luật là gì? đã được giải đáp ở nội dung trên, các đối tượng được tư vấn pháp luật thường rất đa dạng, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau gồm:

– Khách hàng của luật sư tư vấn: Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến cơ quan nhà nước đều có thể được luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật.

Điểm khác biệt cơ bản giữa khách hàng của luật sư với các đối tượng được tư vấn khác là thông thường khách hàng phải trả phí dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp được luật sư tư vấn miễn phí.

– Đối tượng thụ hưởng tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp chiếm phần đông dân cư trong xã hội, chủ yếu là được tư vấn pháp luật miễn phí trong đó có:

+ Thành viên của các tổ chức chính trị –xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (Ví dụ: công đoàn viên, người lao động, nông dân, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh …);

+ Người nghèo, đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật;

– Các doanh nghiệp, tổ chức và đối tượng khác: Ngoài đối tượng được hưởng chính sách xã hội nói trên, các Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức đoàn thể còn thực hiện tư vấn pháp luật có thu phí ở mức thấp đối với doanh nghiệp và các cá nhân khác khi có yêu cầu.

Vai trò của tư vấn pháp luật 

Tư vấn viên pháp luật là gì? Vai trò của tư vấn pháp luật như sau:

– Người cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật có trách nhiệm cung cấp cho người dân hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình và trong mỗi sự việc để có được những quyết định phù hợp và chính xác.

– Tư vấn pháp luật cung cấp cho cá nhân, tổ chức những hiểu biết pháp luật ở mức cơ bản, phổ thông về một vấn đề nhất định, giúp họ hiểu rõ vị thế, quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong một quan hệ pháp luật cụ thể nảy sinh trong đời sống xã hội.

Kết quả của hoạt động tư vấn pháp luật là lời khuyên, ý kiến pháp lý bằng miệng hoặc có thể bằng văn bản.

– Khi có nhu cầu giải đáp pháp luật, tháo gỡ những vướng mắc pháp lý, người dân đã tin cậy và thường xuyên tìm đến các tổ chức giúp đỡ pháp lý sau đây: Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước, Trung tâm tư vấn pháp luật, Văn phòng luật sư.

Đây là cơ sở tư vấn pháp luật trực thuộc các tổ chức đoàn thể của họ, là nơi họ có thể trình bày tường tận hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của mình, tin tưởng vào chính sách của tổ chức cũng như mong được đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ dù là thành viên hoặc không phải là thành viên của tổ chức.

– Hoạt động tư vấn pháp luật còn góp phần giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước, của tổ chức và công dân; Phát hiện những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, kịp thời hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn.

– Việc lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật sẽ góp phần tăng thêm hiệu quả, ý nghĩa xã hội của hoạt động tư vấn pháp luật.

Bởi vì, khi đó tư vấn pháp luật không chỉ phục vụ một người mà là phục vụ nhiều người cùng lúc. Kết quả là một lời khuyên đúng đắn không chỉ được áp dụng trong một trường hợp mà được nhân lên nhiều trường hợp, được sử dụng nhiều lần thay vì một lần.

– Việc kết hợp tư vấn pháp luật sẽ giúp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào quần chúng không mang tính một chiều, đơn điệu, gắn quy định pháp luật vào các tình huống cụ thể, trả lời các câu hỏi thực tế đặt ra.

Do đó đây cũng là một cách thức hữu hiệu thúc đẩy phổ biến, giáo dục pháp luật phát triển, đa dạng hóa các kênh tuyên truyền pháp luật. Từ những phân tích trên thấy được rằng việc tư vấn pháp luật có vai trò rất quan trọng.

->>>> Tham khảo thêm: Tư vấn luật hình sự

->>>> Tham khảo thêm: Tư vấn luật dân sự

->>>> Tham khảo thêm: Tư vấn luật đất đai

->>>> Tham khảo thêm: Tư vấn luật doanh nghiệp

5/5 - (6 bình chọn)