Tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể

  • Tác giả: Phương Thảo |
  • Cập nhật: 01/06/2023 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 248 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Hộ kinh doanh cá thể là một mô hình kinh doanh đang được rất nhiều cá nhân, hộ gia đình lựa chọn để thực hiện các hoạt động kinh doanh, nhất là đối với những cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh gia đình với quy mô nhỏ. Đa số những cá nhân, hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua mô hình này bởi liên quan đến thủ tục về đăng ký thành lập.

Đối với hộ kinh cá thể, thông thường thủ tục đăng ký thành lập sẽ đơn giản và tốn ít thời gian, chi phí hơn là đăng ký thành lập những loại hình kinh doanh khác như thành lập Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần.

Vậy để bạn đọc hiểu hơn về Mô hình kinh doanh cá thể cũng như nắm được những thủ tục liên quan đến thành lập hộ kinh doanh cá thể thì trong bài viết này, chúng tôi sẽ Tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể.

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Nội dung đầu tiên trong tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể  là làm rõ khái niệm hộ kinh doanh cá thể, giúp Quý độc giả lựa chọn đúng loại hình kinh doanh cho mình.

Trên thực tế, mọi người có thể hiểu đơn giản hộ kinh doanh cá thể chính là một mô hình kinh doanh có quy mô nhỏ, trong phạm vi một cá nhân hay một hộ gia đình, được đăng ký thành lập theo một trình tự, thủ tục nhất định và tự chịu trách nhiệm với tất cả hoạt động kinh doanh của cá nhân, gia đình mình.

Ngoài ra, định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể cũng được định nghĩa trong các văn bản Luật. Cụ thể, Điều 79, Nghị định 01/2021/NĐ-CP định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể như sau:

“ Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.”

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật thì đối với các thành viên trong gia đình đều là thành viên trong hộ kinh doanh cá thể thì gia đình cần ủy quyền cho một cá nhân cụ thể trong gia đình để đại diện hộ kinh doanh. Người được các thành viên trong gia đình ủy quyền để đại diện hộ kinh doanh cũng được coi là chủ hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh cá thể hiện nay không được coi là một loại hình doanh nghiệp mà được coi là một tổ chức kinh tế, thực hiện các hoạt động thương mại nên không được quy định trong Luật Doanh nghiệp.

Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể

Theo quy định Chương VIII Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì Hộ kinh doanh cá thể gồm những đặc điểm sau đây:

+ Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân như những loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp. Tuy được thành lập nhằm mục đích kinh doanh và có thể có nhiều cá nhân cũng tham gia vào hoạt động kinh doanh đó nhưng Hộ kinh doanh cá thể không được coi là có tư cách pháp nhân như một số loại hình doanh nghiệp như Công ty TNHH, Công ty cổ phần bởi vốn của Hộ kinh doanh cá thể không có sự tách bạch giữa vốn của Hộ kinh doanh và vốn của chủ hộ kinh doanh.

+ Thành viên của Hộ kinh doanh cá thể có thể là một các nhân duy nhất hoặc tất cả các thành viên trong hộ gia đình nhưng tất cả những người này đều là người quốc tịch Việt Nam.

+ Hộ kinh doanh cá thể được pháp luật cho phép thực hiện kinh doanh ở nhiều địa điểm khác nhau, tuy nhiên chỉ có một địa điểm duy nhất được đặt làm trụ sở chính.

+ Hộ kinh doanh cá thể có thể tự do sử dụng số lượng người lao động một cách không giới hạn.

+ Hộ kinh doanh cá thể được phép thuê người quản lý hoạt động kinh doanh của mình.

+ Ngoài ra, hộ kinh doanh cá thể phải thực hiện những nghĩa vụ thuế theo quy định của nhà nước. Cụ thể, hộ kinh doanh cá thể cần nộp những loại thuế sau: Thuế giá trị gia tang, Thuế thu nhập cá nhân, lệ phí môn bài.

+ Hộ kinh doanh cá thể không được phép sử dụng hóa đơn đỏ (Hóa đơn VAT).

Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể

Khi thành lập hộ kinh doanh cá thể, thông thường về mặt thủ tục sẽ không quá phúc tạp và tốn nhiều thời gian như việc đăng ký thành lập các doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng cần đáp ứng một số điều kiện cụ thể như sau (Quy định tại khoản 1 Điều 82 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP):

1. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này. Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

b) Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;

c) Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;

d) Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định”.

Hướng dấn thành lập hộ kinh doanh cá thể

Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể được quy định cụ thể tại Điều 87 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

3. Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

4. Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

5. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh”.

Trên đây là những Tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể. Hi vọng bài viết có thể giúp cho bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích liên quan đến Hộ kinh doanh cá thể và Trình tự, thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể.

5/5 - (5 bình chọn)