Trước danh từ là gì?

  • Tác giả: My Ly |
  • Cập nhật: 19/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 310 Lượt xem
5/5 - (8 bình chọn)

Trong tiếng Việt, từ là bộ phận nhỏ nhất cấu tạo thành một câu. Kho từng vựng của tiếng Việt vô cùng đa dạng phong phú, để sử dụng một cách thuận tiện, dựa trên chức năng và ý nghĩa mà chúng biểu thị, từ được chia thành các nhóm từ loại khác nhau như động từ, danh từ, tính từ,… Mỗi từ loại sẽ đứng ở những vị trí khác nhau để góp phần biểu thị ý nghĩa của câu. Bài viết Trước danh từ là gì? sẽ chúng ta biết vị trí của danh từ trong câu.

Danh từ là gì?

Danh từ là từ dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm. Với các ý nghĩa mà mình biểu thị, số lượng danh từ trong tiếng Việt ngày càng tăng, phục vụ nhu cầu phát triển xã hội và hội nhập quốc tế. Danh từ là bộ phận không thể thiếu của câu.

Nếu không có danh từ, người nói, người viết trong một số trường hợp không thể biểu đạt một cách dễ hiểu và chính xác. Danh từ rất đa dạng, phong phú chẳng hạn như tên vật, tên người, đại danh,…

Ví dụ:

1/ Lan đang chơi nhảy dây ở sân trường.

2/ Chiếc bàn học của Ly rất đẹp.

3/ Vịnh Hạ Long là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Quảng Ninh.

Các từ in đậm trong các câu trên đóng vai trò là danh từ trong câu. Trong đó:

– Các từ Lan, Ly là danh từ riêng chỉ tên người;

– Từ bàn học là danh từ chỉ đồ vật được dùng để phục vụ nhu cầu học tập;

– Các từ Hạ Long, Quảng Ninh là danh từ riêng được dùng để chỉ địa danh.

Phân loại danh từ trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt có nhiều cách phân loại danh từ dựa trên các tiêu chí khác nhau chẳng hạn như danh từ chung, danh từ riêng, danh từ chỉ khái niệm, danh từ chỉ hiện tượng,… Tuy nhiên, căn cứ vào đối tượng mà danh từ mô tả, có thể phân loại danh từ như sau:

+ Danh từ riêng là danh từ chỉ tên gọi, tên đường, địa điểm, một sự vật, sự việc cụ thể. Chẳng hạn như Hồ Chí Minh, Ly, Lan, Lạng Sơn, Bình Định, Động Tam Thanh, Đồng Văn,… Danh từ riêng có đặc trưng riêng và tồn tại duy nhất và được viết hoa.

Ví dụ:

1/ Lũng Cú là điểm cực bắc của tổ quốc;

2/ Cô Thảo là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi;

3/ Hồ Chí Minh là vị cha già của dân tộc Việt Nam.

+ Danh từ chung là tên gọi hay mô tả sự vật, sự việc có tính bao quát, chung chung, nhiều nghĩa không chỉ sự vật, sự việc xác định chẳng hạn như các từ tai, mắt, bàn học, ghế học sinh, sách, vở, bút bi, bút mực,…

Ví dụ:

1/ Cánh đồng vàng rực bởi những bông lúa chín;

2/ Những chú chim sâu đang líu lo ở ngoài vườn;

3/ Đồng hồ đang điểm 18h00.

Danh từ chung còn được chia thành 4 loại là danh từ cụ thể, danh từ trừu tượng, danh từ chỉ hiện tượng, danh từ chỉ khái niệm. Trong đó:

+ Danh từ cụ thể là danh từ chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan chẳng hạn như sách, vở,…

Ví dụ: Các em chú ý! Giờ học sau cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập bao gồm sách giáo khoa, vở, bút bi, bút chì, thước kẻ.

+ Danh từ trừu tượng là các danh từ chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan như cách mạng, tinh thần,…

Ví dụ: Hiếu là học sinh có tinh thần hiếu học.

+ Danh từ chỉ hiện tượng là từ chỉ những cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận biết được bao gồm các hiện tượng tự nhiên (mưa, nắng, sấm, chớp, động đất,…) và hiện tượng xã hội (chiến tranh, đói nghèo, áp bức,…)

Ví dụ:

1/ Những tia nắng ấm áp đang luồn qua khe cửa;

2/ Chiến tranh đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho Việt Nam.

+ Danh từ chỉ khái niệm là từ chỉ các khái niệm trừu tượng mà không cảm nhận được trực tiếp bằng giác quan như tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức,…

+ Danh từ chỉ đơn vị là tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật chẳng hạn như các từ con, cái, chiếc, tờ, quyển, lạng, cân, yến, tạ, giây, phút, tuần, giờ,…

Để hiểu rõ hơn về danh từ, đứng trước danh từ là gì, chúng ta cùng tìm hiểu chức năng của danh từ trong phần tiếp theo.

Chức năng của danh từ

Qua các ví dụ và phân loại danh từ ở trên, ta thấy được danh từ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Danh từ có các chức năng chủ yếu sau:

– Một là, danh từ kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước và các từ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ thành các cụm từ.

Ví dụ: Lớp của em có 15 người.

Trong ví dụ trên, gồm 2 cụm từ được tạo thành từ danh từ:

+ Số từ “15” và danh từ “người tạo thành cụm từ “15 người;

+ Danh từ “lớp” kết hợp với quan hệ từ “của” và đại từ “em” tạo thành cụm từ “lớp của em”.

– Hai là, danh từ có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu hoặc tân ngữ cho ngoại động từ.

Ví dụ:

1/ Trang làm việc rất chăm chỉ. Danh từ “Trang có vai trò là chủ ngữ trong câu.

2/ Hoàng đang lau bảng. Trong câu này, danh từ riêng “Hoàng” làm chủ ngữ trong câu, danh từ “bảng” là tân ngữ cho động từ lau.

– Ba là, danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong thời gian hoặc không gian.

Ví dụ: Lan đang đứng ở sân trường.

Trong ví dụ, danh từ “sân trường” biểu thị vị trí Lan đang đứng trong không gian.

Trước danh từ là gì?

Câu hỏi này sẽ được giải đáp trong phần kiến thức về cách dùng của danh từ trong câu. Với vai trò như đã nói ở trên, danh từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc các thành phần bổ ngữ.

– Trường hợp danh từ đóng vai trò chủ ngữ, danh từ đứng ở đầu câu.

Ví dụ: Cánh đồng rất đẹp.

Trong câu này, danh từ “cánh đồng” là chủ ngữ trong câu và đứng ở đầu câu.

– Trường hợp danh từ đóng vai trò vị ngữ. Khí đó, đừng trước danh từ là từ “là”.

Ví dụ: Anh ấy là ca sĩ.

Trong câu này ca sĩ là danh từ có vai trò là vị ngữ trong câu.

– Trường hợp danh từ đóng vai trò là tân ngữ cho ngoại động từ thì động từ đứng trước danh từ.

Ví dụ: Mẹ tôi đang cắt cỏ.

Trong câu này từ “cỏ” đóng vai trò là tân ngữ của động từ “cắt”.

Như vậy, quý bạn đọc đã biết được trước danh từ là gì. Qua đây, chúng ta thấy được tiếng Việt của chúng ta rất giàu đẹp. Là một người con Việt Nam chúng ta cần bảo vệ, giữ gìn và phát huy sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

->>> Tham khảo thêm: Mẫu bản kiểm điểm

->>> Tham khảo thêm: Mẫu bản cam kết

5/5 - (8 bình chọn)