Trợ cấp thôi việc là gì? Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc
Trợ cấp thôi việc là gì? Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc như thế nào? Mức hưởng trợ cấp thôi việc ra sao? Là những thắc mắc TBT Việt Nam nhận được rất nhiều khi hỗ trợ pháp lý về lao động.
Bởi lẽ đó, để phần nào giải đáp những băn khoăn của bạn đọc về trợ cấp thôi việc, TBT Việt Nam thực hiện bài viết này, mời Quý vị theo dõi.
Trợ cấp thôi việc là gì?
Trợ cấp thôi việc là loại trợ cấp thông thường mà người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chi trả khi chấm dứt Hợp đồng lao động với người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên cho thời gian làm việc mà người sử dụng lao động và người lao động không phải tham gia hoặc không đủ điều kiện tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc ?
Ngoài việc giải đáp trợ cấp thôi việc là gì, TBT Việt Nam xin lưu ý về các điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc.
Căn cứ Điều 48 Bộ Luật Lao động 2012 , Điều 14, Điều 15 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động và Điều 1 Nghị định số 148/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/12/2018 , ta xác định điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc:
Các trường hợp chấm dứt HĐLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc
– Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
– Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
– Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
– Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật lao động 2012.
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật lao động 2012 ; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc:
– Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật lao động 2012.
– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật lao động 2012.
Khi nào được nhận trợ cấp thôi việc?
Người lao động được nhận trợ cấp thôi việc khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc được quy định tại Điều 48Bộ Luật Lao động 2012, Điều 14, Điều 15 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động và Điều 1 Nghị định số 148/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/12/2018.
Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc đã được đề cập ở phẩn 2 của bài viết.
Cách tính trợ cấp thôi việc mới nhất
Việc chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động dựa trên nguyên tắc: mỗi năm làm việc được hưởng trợ cấp bằng nửa tháng tiền lương. Theo đó, ta có thể thiết lập công thức tính trợ cấp thôi việc như sau:
Tiền trợ cấp thôi việc = | ½ * Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc | * Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc |
Trong đó:
– Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó (nếu có). Trong đó:
+ Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm:
Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
Thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ hàng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động;
Thời gian nghỉ việc để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương;
Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 129 của Bộ luật lao động.
+ Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, thời gian được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp;
+ Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.
Trên đây là thông tin nhằm giải đáp thắc mắc: Trợ cấp thôi việc là gì Quý vị tham khảo bài viết còn thắc mắc vui lòng liên hệ 1900 6560 để được TBT Việt Nam hỗ trợ.
->>>>>> Tham khảo thêm: Lý lịch tư pháp

Dịch vụ Tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Visa lao động là gì? Điều kiện để cấp visa lao động cho người lao động nước ngoài
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục xin giấy phép lao động cho giáo viên là người nước ngoài
Cập nhật: 07/03/2022

Gia hạn giấy phép lao động tối đa được mấy lần?
Cập nhật: 07/03/2022

Chủ tịch hội đồng quản trị là người nước ngoài có cần xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 07/03/2022

Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam có phải xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 07/03/2022

Vốn điều lệ mở văn phòng công chứng?
Cập nhật: 07/03/2022

Kết hôn với người Việt Nam có được miễn giấy phép lao động?
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục gia hạn giấy phép lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Thời hạn giấy phép lao động bao lâu?
Cập nhật: 07/03/2022

Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Cập nhật: 07/03/2022

Trường hợp nào không phải xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 07/03/2022

Danh sách bệnh viện đủ điều kiện khám sức khỏe xin giấy phép lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục xác nhận người nước ngoài không phải xin cấp giấy phép lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục xác nhận người nước ngoài không thuộc trường hợp cấp giấy phép lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo cơ quan thuế hay không?
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Thời gian tạm ngừng kinh doanh như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Bổ sung ngành nghề kinh doanh mất bao nhiêu lâu
Cập nhật: 07/03/2022

Thành lập địa điểm kinh doanh có phải nộp thuế môn bài?
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký thương hiệu sạc dự phòng như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký thương hiệu tỏi đen như thế nào ?
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu hàng thời trang
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký thương hiệu mỹ phẩm như thế nào ?
Cập nhật: 07/03/2022

Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu hay không?
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký thương hiệu quán trà chanh
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu ATIS cho nhóm máy tập thể dục ngoài trời và trong nhà
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu FUJIANIKO cho nhóm sản phầm 04
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu miLKY FOODS cho nhóm mua bán các sản phẩm sữa
Cập nhật: 07/03/2022