Hướng dẫn Tra cứu nhãn hiệu online nhanh nhất

  • Tác giả: Thùy Linh |
  • Cập nhật: 14/12/2021 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 345 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Trong thời đại hội nhập ngày nay, khi cuộc sống này càng đổi mới do có nhiều phát minh mới, thì tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng cao. Và để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng, trong khuôn khổ pháp luật thì hiện nay, đa số các doanh nghiệp đều đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu riêng của mình. Khi có hành vi xâm phạm thương hiệu của doanh nghiệp, pháp luật sẽ can thiệp bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.

Để đảm bảo việc đăng kí bản quyền nhãn hiệu được thực hiện nhanh chóng, tránh bị từ chối khi đi đăng kí, thì việc kiểm tra, tra cứu thương hiệu, tra cứu đăng ký nhãn hiệu là cực kỳ quan trọng, nhằm mục đích xác định khả năng có thể đăng ký, khả năng bị trùng của nhãn hiệu từ đó đưa ra quyết định nộp đơn đăng ký hay không. Vậy cách Tra cứu nhãn hiệu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Nhãn hiệu là gì?

Trước khi tìm hiểu cách Tra cứu nhãn hiệu chúng ta sẽ cùng xem nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá dịch vụ cùng loại được sản xuất hoặc cung cấp bởi các doanh nghiệp khác nhau.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu có thể nhìn thấy được bao gồm từ, ngữ, cụm từ, logo, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố này thể hiện dưới dạng đen trắng hoặc màu sắc.

Ví dụ: Nhãn hiệu chữ; nhãn hiệu kết hợp hình và chữ; nhãn hiệu hình (logo); nhãn hiệu là Slogan(cụm từ).

Cách tra cứu nhãn hiệu mới nhất

Có hai cách thức để Tra cứu nhãn hiệu cụ thể như sau:

Cách 1: Tra cứu thông tin đăng ký nhãn hiệu online tại cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ ( IP lib)

IP lib được xây dựng nhằm mục đích cung cấp cho người sử dụng thông tin về đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, đã công bố và các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam.

Nhược điểm: Tỉ lệ chính xác thấp khoảng 60%

Cách Tra cứu nhãn hiệu Ưu điểm: hoàn toàn miễn phí.

Gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Truy cập vào trang tra cứu thông tin thương hiệu, nhãn hiệu online của Cục Sở hữu trí tuệ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.

Bước 2: Nhập thông tin cần tra cứu đăng ký nhãn hiệu

Có 4 dòng để nhập lệnh tra cứu với các liên kết : “và”, “ hoặc”, “ và không”, “ hoặc không”. Liên kết mặc định ở đây là liên kết “và”.

Tại mỗi dòng lệnh, người sử dụng có thể tra cứu theo nhiều mục và phương diện như:

+ Tên nhãn hiệu. Ví dụ như: * thống nhất*

+ Nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ. Các sản phẩm, dịch vụ được liệt kê cụ thể trong 45 nhóm theo  Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Thỏa ước Nice 10 )

Ví dụ như : diêm thuộc nhóm SP/DV:34

+ Phân loại hình . Khách hàng nhập vào ô phân loại hình khi tra cứu nhãn hiệu (áp dụng đối với nhãn hình). Người sử dụng có thể tra cứu theo bảng phân loại VIENNA.

 Ví dụ: * 05.01.01* .nghĩa là cây hoặc bụi cây hình tam giác, hình chóp nón hay hình lưỡi lừa ( thông, linh sam v.v), “05.03.01” có nghĩa là lá thuốc lá v.v.

+ Tên sản phẩm hoặc dịch vụ. Ví dụ như:* diêm*

Và nhiều đề mục khác ví dụ như: ngày nộp đơn, số công bố đơn, ngày công bố đơn, tên người nộp đơn, địa chỉ người nộp đơn v.v

– Bước 3: Bấm nút tìm kiếm hoặc thiết lập lại

Khi đã nhập xong dữ liệu tra cứu thương hiệu, tra cứu nhãn hiệu cần thiết – nười sử dụng bấm chọn nút “Tìm kiếm” để cho ra thông tin. Công cụ sẽ hiện lên tên tất cả các nhãn hiệu đã nộp đơn ở trong Cục SHTT có cụm từ mà người sử dụng cần tìm.Khi click vào số đơn ta có thể xem đơn vị nào đang sở hữu các nhãn hiệu đó.

Trong trường hợp nhập sai hoặc muốn chỉnh sửa thông tin, người sử dụng có thể chọn nút “Thiết lập lại”.

Cách 2: Tra cứu nâng cao

Ưu điểm: Độ chính xác 90%

Nhược điểm: Mất phí

Với cách Tra cứu nhãn hiệu này, chúng ta sẽ ủy quyền và được hỗ trợ của các chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Khi tiếp nhận hồ sơ tra cứu, các chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ. Vì vậy tỉ lệ chính xác có thể đạt ngưỡng 90%. Tuy nhiên, hình thức tra cứu này sẽ mất chi phí.

Tra cứu nâng cao có độ chính xác lên đến 90%

Sau khi đã đăng ký thành công. các chủ sở hữu nhãn hiệu nên kiểm tra, tra cứu để xem lại thông tin được công khai trên hệ thống có đúng như hồ sơ đã đăng ký hay không để còn có biện pháp khắc phục nếu không may xảy ra sai sót.

 Khi tìm tên nhãn hiệu (Mẹo nên để trong dấu ” …” nếu bạn muốn tìm chính xác). Tuy nhiên,  với mẹo “…” này, chỉ cho ra chính xác cụm từ mà người sử dụng muốn tra cứu, có thể không hiển thị tên nhãn hiệu có cách phát âm tương tự. Ví dụ như : “ Viettel” và “ Việt Teo”.

Tra cứu nhãn hiệu tuy không bắt buộc nhưng sẽ giúp cho doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được về mặt tài chính mà còn tiết kiệm được cả về cả thời gian khi đi đăng kí thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Bởi vậy việc tra cứu nhãn hiệu là rất quan trọng và không thể thiếu.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc Tra cứu nhãn hiệu để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn pháp luật

5/5 - (5 bình chọn)