Tra cứu ngành nghề kinh doanh

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 18/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 1178 Lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Tra cứu ngành nghề kinh doanh là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, vì một vài lý do khách quan các doanh nghiệp thường bỏ qua vấn đề này. Đây cũng chính là lý do các doanh nghiệp thường bị phạt vi phạm ngành nghề kinh doanh và gặp rắc rối trong khâu kiểm toán, báo cáo thuế. Vậy phải làm thế nào để tra cứu các ngành nghề kinh doanh và tiến hành ở đâu? TBT VN sẽ đưa ra cho bạn câu trả lời trong nội dung bài viết dưới đây.

Vì sao doanh nghiệp cần tra cứu ngành nghề kinh doanh?

Bổ sung ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp thường hiểu nhầm các quy định của Bộ Kế hoạch – Đầu tư đối với việc đăng ký ngành nghề kinh doanh. Điều này dẫn đến việc kinh doanh không đúng ngành nghề có trong giấy phép đăng ký kinh doanh (đối với các ngành, nghề có điều  kiện).

Quy định mức xử phạt có thể lên tới 15 – 20 triệu đồng. Chính vì thế, chủ doanh nghiệp cần kiểm tra ngành nghề kinh doanh của công ty để tiến hành bổ sung hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh.

 Mã hóa ngành nghề kinh doanh theo quy định

Theo quy định mới của Bộ Kế hoạch và đầu tư, từ ngày 20/08/2018 các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới hoặc doanh nghiệp muốn thay đổi ngành nghề kinh doanh phải đăng ký ngành nghề theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thay cho Quyết định 10/2007/QĐ-TTg.

Quyết định 27/2018/QĐ-TTg nêu rõ, không phải tất cả những ngành nghề doanh nghiệp đã đăng ký trước ngày 20/8/2018 đều phải mã hóa. Chỉ ngành nghề nào có mã, tên ngành nghề hoặc phần chi tiết (Các mục nhỏ) khác so với ngành nghề trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTg mới phải mã hóa.

Theo đó, các ngành nghề được bôi đỏ hoặc xanh trong danh sách tra cứu ngành nghề đăng ký là những mục cần phải mã hóa. Ngành nghề bôi đỏ là tên và mã ngành được thay đổi; màu xanh là có chi tiết khác với quy định.

Tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp trong báo cáo thuế

Nhà nước Việt Nam không cấm doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề không có trong GPKD (miễn đó không phải là ngành nghề cấm hay phải có điều kiện).

Tuy nhiên, hậu quả pháp lý khi công ty có hoạt động kinh doanh ngành nghề không có trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được quy định như sau:

– Khấu trừ thuế GTGT đầu vào (Điều 15, Thông tư 219/2013/TT-BTC )

– Doanh nghiệp xuất hóa đơn bán hàng liên quan đến trường hợp này, doanh nghiệp phải tính, khai, nộp thuế GTGT đầu ra đầy đủ

– Chi phí đầu vào nếu đáp ứng đủ điều kiện tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, ngày 22/06/2015 – sửa đổi bổ sung Thông tư 78/2014/TT-BTC là chi phí được trừ.

– Về doanh thu: Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy khoản thu về từ hoạt động kinh doanh mặt hàng không có trong đăng ký kinh doanh được gọi là thu nhập khác và cũng được tính như bình thường các khoản khác.

Như vậy, để dễ dàng tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp, không nảy sinh vấn đề trong báo cáo thuế và kiểm toán; doanh nghiệp nên đăng ký bổ sung các mặt hàng hoặc dịch vụ đó vào giấy phép kinh doanh.

Tra cứu ngành nghề kinh doanh ở đâu?

Cũng như việc đăng ký kinh doanh, tra cứu ngành nghề kinh doanh được thực hiện thông qua website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx.

Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh bằng mã số thuế. Bạn có thể dễ dàng tra cứu bằng 3 bước tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp như sau:

Bước 1: Truy cập website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn

tra cứu ngành nghề kinh doanh

Cung cấp mã số thuế của công ty vào ô tìm kiếm

Bước 2: Nhập mã số thuế của doanh nghiệp hoặc tên đầy đủ của công ty cần tra cứu.

Nhấn vào icon tìm kiếm kế bên phải.

tra cứu ngành nghề kinh doanh

Thông tin chi nhánh công ty sau khi nhập mã số thuế và nhấn tìm kiếm

Bước 3: Đọc – kiểm tra thông tin doanh nghiệp

Trường hợp doanh nghiệp có nhiều chi nhánh như trên, bạn nhấp chuột vào tên chi nhánh để xem thông tin chi tiết. Kết quả như hình bên dưới.

tra cứu ngành nghề kinh doanh

Các thông tin cơ bản về công ty

tra cứu ngành nghề kinh doanh

Danh sách mã và tên ngành kinh doanh đã đăng ký của công ty

Kết quả trả về gồm có: Tên doanh nghiệp (viết bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, tên viết tắt); Loại hình doanh nghiệp; Họ và tên người đại diện theo pháp luật; Địa chỉ trụ sở chính; Ngày thành lập; Mẫu dấu và ngành nghề kinh doanh.

tra cứu ngành nghề kinh doanh

Các ngành nghề cần mã hóa được bôi đỏ và xanh

Phân tích ví dụ tra cứu ngành nghề kinh doanh theo hình trên.

Trong bảng danh sách ngành nghề kinh doanh của công ty có một số ngành bị bôi đỏ và xanh. Màu đỏ có nghĩa là những ngành nghề này có thay đổi về mã ngành hoặc tên ngành; màu xanh là thay đổi một vài chi tiết trong quy định.

Việc tra cứu này giúp các doanh nghiệp rà soát và tiến hành mã hóa những ngành nghề đó.

Trên đây là những thông tin cần thiết về tra cứu ngành nghề kinh doanh mà cá nhân, tổ chức nên biết. Công Ty Luật Hoàng Phi hy vọng các chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)