Tôn sư trọng đạo là gì?
Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xa xưa và đến ngày nay vẫn được gìn giữ và phát huy. Vậy Tôn sư trọng đạo là gì?
Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc nắm rõ vấn đề này thông qua bài viết Tôn sư trọng đạo là gì?
Tôn sư trọng đạo là gì?
Tôn sư trọng đạo là một cụm từ khá quen thuộc đối với mỗi người chúng ta bởi dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, từ xa xưa cho đến nay truyền thống này vẫn luôn được gìn giữ và phát huy.
Để định nghĩa tôn sư trọng đạo là gì thì trước tiên chúng ta cần hiểu tôn sư và trọng đạo nghĩa là gì.
Tôn sư là sự tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với những người làm thầy cô giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình), ở mọi nơi, mọi lúc; coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình. Còn trọng đạo nghĩa là muốn nói con người biết coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người.
Tôn sư trọng đạo được hiểu là thái độ tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt là những thầy cô giáo đã dạy mình) ở mọi lúc mọi nơi, coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy mình.
Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi người, giúp con người sống có nhân nghĩa, thủy chung thể hiện đạo lí làm người.
Biểu hiện của tôn sư trọng đạo
Tôn sư trọng đạo có những biểu hiện như sau:
+ Học trò luôn kính mến thầy cô
Sự kính mến của học trò đối với thầy cô của mình là biểu hiện rõ ràng nhất của truyền thống tôn sư trọng đạo. Sự tôn trọng, kính mến được thể hiện trong thái độ của mỗi người học sinh, từ đó học sinh có những cư xử lễ phép, vâng lời và tôn trọng những bài giảng, sự quan tâm của giáo viên,…
Từ khi sinh ra đến lớn khôn, ngoài bố mẹ, người thân thì thầy cô chính người cha, người mẹ thứ hai giúp chúng ta nền người và cung cấp cho chúng ta nhiều kiến thức để bước vào đời. Ở các cấp học khác nhau chúng ta đều có những người thầy cô, họ chỉ dạy cho chúng ta kiến thức và rèn luyện đạo đức giúp ta vững vàng hơn để vào đời và trở thành người công dân tốt cho xã hội.Tiếng nói của thầy cô vẫn có tác động lớn tới sự hình thành, phát triển nhân cách học sinh. Không những vậy, thầy cô còn là người sẵn sàng lắng nghe tâm sự, chia sẻ. Điều này đã tạo nên mối quan hệ khăng khít giữa giáo viên – học sinh. Chính vì thế mà nhiều học sinh còn coi người cô, người thầy là người mẹ, người cha thứ hai và luôn có thái độ yêu quý và kính trọng.
+ Sự đề cao vai trò của người thầy của xã hội
Nghề giáo là nghề cao quý và được xã hội rất tôn trọng, từ xưa đến nay thì điều này vẫn không hề thay đổi. Xã hội luôn có thái độ tôn kính và đề cao vai trò của người làm nghề giáo. Sự tôn trọng dành cho nghề giáo còn được thể hiện qua những hành động của Nhà nước, xã hội. Cụ thể, Nhà nước, xã hội luôn có sự quan tâm đến giáo dục và đời sống vật chất, tính thần của giáo viên.
Bên cạnh đó, còn có những chính sách hỗ trợ giáo viên như tăng ngân sách giáo dục, tăng lương giáo viên. Ngoài ra cũng có những chương trình hội khóa, đào tạo nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn cho giáo viên
+ Ngày nhà giáo Việt Nam
Ngày nhà giáo Việt Nam vào ngày 20 tháng 11. Đây là một ngày rất ý nghĩa để các thế hệ học trò nói chung và xã hội nói riêng thể hiện sự tri ân cho các người thầy, người cô.
Vì sao phải tôn sư trọng đạo?
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phát huy và giữ gìn.Không những vậy,tôn sư trọng đạo là 1 đức tính quý giá. Việc tôn trọng người thầy, người cô đã dạy mình không chỉ thể hiện truyền thống tốt đẹp của người Việt, mà còn làm nổi bật phẩm chất của chính mình.
Từ khi sinh ra đến lớn khôn, ngoài bố mẹ, người thân thì thầy cô chính người cha, người mẹ thứ hai, thầy cô mang đến cho chúng ta những kiến thức và rèn luyện giáo dục ta nên người.
Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được tiếp nối, phát huy. Vào những ngày lễ, học sinh, gia đình đều tôn vinh các thầy cô đã tận tình cống hiến cho nghề giáo.
Một số câu cao dao, tục ngữ thành ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo
1/ Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
2/ Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bố những ngày ước mong.
3/ Ơn thầy soi lối mở đường
Cho con vững bước dặm trường tương lai.
4/ Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây
Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.
5/ Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói đố mày làm nên.
6/ Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi
Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.
7/ Mười năm rèn luyện sách đèn
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy
8/ Mẹ cha công đức sinh thành
Ra trường thầy dạy học hành cho hay.
9/ Ơn thầy không bằng gốc bễ,
Nghĩa thầy gánh vác cuộc đời học sinh.
10/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.
Trên đây những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Tôn sư trọng đạo là gì? Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.

Cách đặt tên thương hiệu hay và ấn tượng
Cập nhật: 16/11/2021

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?
Cập nhật: 16/11/2021

Quản trị thương hiệu là gì? Chiến lược quản trị thương hiệu
Cập nhật: 16/11/2021

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Hình thức nhượng quyền thương hiệu
Cập nhật: 16/11/2021

Cách xây dựng thương hiệu cá nhân hay nhất
Cập nhật: 16/11/2021

Đại sứ thương hiệu là gì? Vai trò của đại sứ thương hiệu
Cập nhật: 16/11/2021

Tam thất có tác dụng gì?
Cập nhật: 16/11/2021

Táo đỏ có tác dụng gì?
Cập nhật: 16/11/2021

Nấm linh chi có tác dụng gì?
Cập nhật: 16/11/2021

Hạt chia có tác dụng gì?
Cập nhật: 16/11/2021

Lá vối có tác dụng gì?
Cập nhật: 16/11/2021

Hoa đu đủ đực có tác dụng gì?
Cập nhật: 16/11/2021

Dầu dừa có tác dụng gì?
Cập nhật: 16/11/2021

Uống nước dừa có tác dụng gì?
Cập nhật: 16/11/2021

Ăn dứa có tác dụng gì?
Cập nhật: 16/11/2021

Cây xạ đen có tác dụng gì?
Cập nhật: 16/11/2021

Bột sắn dây có tác dụng gì?
Cập nhật: 16/11/2021

Lá tía tô có tác dụng gì?
Cập nhật: 16/11/2021

Hướng dẫn lắp đặt máy điều hòa chi tiết từ A-Z
Cập nhật: 16/11/2021

Thẻ tín dụng là gì? Lợi ích khi sử dụng thẻ tín dụng
Cập nhật: 16/11/2021

Ý tưởng kỷ niệm ngày thành lập công ty
Cập nhật: 16/11/2021

Quốc hội là cơ quan gì?
Cập nhật: 16/11/2021

Nha Trang thuộc miền nào?
Cập nhật: 16/11/2021

Phú Thọ – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 16/11/2021

Hải Phòng – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 16/11/2021

Lâm Đồng thuộc miền nào? Lâm Đồng có gì chơi?
Cập nhật: 16/11/2021

Nghệ An Thuộc Miền Nào – Thanh Hóa Nghệ An Là Miền Trung Hay Bắc
Cập nhật: 16/11/2021

Bình Phước – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 16/11/2021

Tìm hiểu về tỉnh Quảng Nam thuộc miền nào của Việt Nam
Cập nhật: 16/11/2021

Tổng quan về Quảng Trị
Cập nhật: 16/11/2021

Thanh Hóa – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 16/11/2021

Nam Định – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 16/11/2021

Từ 01/7/2023: Ai được tăng lương?
Cập nhật: 16/11/2021

Cha mẹ ly hôn phải cấp dưỡng cho con đến bao nhiêu tuổi?
Cập nhật: 16/11/2021

Chồng vay tiền để đánh bạc, vợ có nghĩa vụ phải trả nợ không
Cập nhật: 16/11/2021