Tìm hiểu về bảo hiểm y tế tự nguyện theo quy định pháp luật mới nhất

  • Tác giả: Cẩm Tú |
  • Cập nhật: 18/08/2022 |
  • Tư vấn bảo hiểm xã hội |
  • 2514 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Nếu không tham gia bảo hiểm y tế tại công ty, được nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế, Quý vị có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện (bảo hiểm y tế theo hộ gia đình).

Bảo hiểm y tế ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giúp phần nào giảm bớt chi phí khám, chữa bệnh cho người dân.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được các lợi ích và quyền lợi được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế nói chung và bảo hiểm y tế tự nguyện nói riêng. Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ nét hơn về bảo hiểm y tế tự nguyện.

Bảo hiểm y tế tự nguyện là gì?

Bảo hiểm y tế tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức thực hiện qua đó không nhằm mục đích lợi nhuận mà đây là một chính sách xã hội nhằm hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh cho người tham gia, góp phần nâng cao an sinh xã hội.

Theo quy định các đối tượng nếu chưa thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc có thể tham gia mua bảo hiểm y tế tự nguyện và bắt buộc phải tham gia theo hình thức hộ gia đình. Nghĩa là khi một thành viên trong gia đình muốn mua bảo hiểm y tế thì các thành viên khác trong gia đình cũng phải mua (trừ những thành viên đã có thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc).

Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo quy định tại điều 22 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu rõ:

Người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình khi tiến hành khám, chữa bệnh sẽ được hưởng 80% chi phí điều trị trong trường hợp khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến.

Khám chữa bệnh đúng tuyến được hiểu là: người bệnh đi khám, chữa bệnh tại bệnh viện nơi người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký là nơi khám chữa bệnh ban đầu, hoặc từ ngày 01/01/2016 quy định được thông tuyến khám, chữa bệnh từ bệnh viện các tuyến quận/huyện trở xuống trong phạm vi cùng một tỉnh; trong trường hợp cấp cứu và trường hợp được bệnh viện cấp giấy chuyển tuyến điều trị.

Trường hợp đi khám bệnh, chữa bệnh trái tuyến, người bệnh sẽ được thanh toán:

+ 60% chi phí điều trị nội trú quy định đến ngày 31/12/2020 và được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh trên phạm vi cả nước ( tức là được hưởng 48% chi phí nếu người bệnh nằm viện điều trị nội trú, ngoại trú thì không được hưởng BHYT);

+ 40% chi phí điều trị nội trú tại các bệnh viện tuyến trung ương; (tức là được hưởng 32% chi phí nằm viện để điều trị nội trú, ngoại trú thì không được hưởng).

Mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện ở đâu?

Để tham gia mua bảo hiểm y tế tự nguyện, người tham gia cần chuẩn bị các giấy tờ hồ sơ sau:

+ 01 tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu số TK1-TS (01 bản/người);

+ Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú;

+ Danh sách hộ gia đình tham gia BHYT theo mẫu DK01 được nhận từ Trưởng thôn, khu phố, ấp, bản;

+ Bản chính hoặc bản chụp thẻ BHYT của các thành viên khác trong sổ hộ khẩu đã có thẻ BHYT để nộp kèm danh sách tham gia và được xác định giảm trừ mức đóng khi mua.

Khi đi, người tham gia đem theo chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn thời hạn sử dụng, sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (bản chính) để đối chiếu thông tin và liên hệ trực tiếp đến một trong các địa chỉ dưới đây tại địa phương để đăng ký tham gia mua thẻ BHYT tự nguyện:

+ Liên hệ mua tại cơ quan bảo hiểm xã tại UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú);

+ Các đại lý thu bảo hiểm xã hội tại địa phương.

Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện

Theo quy định tại điểm e, khoản 1, điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP Hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế, quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế, cụ thể:

+ Người thứ nhất được đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở/ tháng;

+ Người thứ hai được đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;

+ Người thứ ba được đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;

+ Người thứ tư được đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;

+ Từ người thứ năm trở đi mức đóng được xác định bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Lưu ý: Việc giảm trừ mức đóng BHYT theo quy định tại thời điểm này sẽ được thực hiện khi các thành viên tham gia BHYT tự nguyện theo hình thức hộ gia đình cùng tham gia trong một năm tài chính đó.

Cụ thể: Sắp tới mức lương cơ sở từ ngày 01/07/2020 được điều chỉnh tăng từ 1,49 triệu đồng lên mức 1,6 triệu đồng sẽ được tương ứng với các mức đóng như sau:

+ Người thứ nhất là 72.000 đồng/tháng;

+ Người thứ hai là 50.400 đồng/tháng;

+ Người thứ ba là 43.200 đồng/tháng;

+ Người thứ tư là 36.000 đồng/tháng;

+ Và từ người thứ năm trở đi là 28.800 đồng/tháng

Mức đóng trên có thể được thay đổi tùy theo mức lương cơ sở tại thời điểm mà người tham gia mua BHYT đóng.

Thủ tục mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện

Người đăng ký tham gia mua BHYT tự nguyện theo hình thức hộ gia đình sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, liên hệ trực tiếp đến cơ quan bảo hiểm xã hội xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú hoặc liên hệ đến các đại lý thu bảo hiểm xã hội tại địa phương và thực hiện theo thủ tục sau:

Bước 01: Xuất trình chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân còn thời hạn sử dụng; hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh; sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để đối chiếu thông tin;

Bước 02: Điền đầy đủ thông tin vào tờ khai tham gia theo hướng dẫn của cán bộ cơ quan BHXH và nộp các giấy tờ hồ sơ, đóng tiền tham gia bảo hiểm y tế;

Bước 03: Cán bộ sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ đưa giấy hẹn ngày trả kết quả, người đăng ký tham gia căn cứ trên ngày hẹn đó trên giấy hẹn để đến nhận thẻ BHYT.

Thời gian giải quyết hồ sơ theo quy định là 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu bảo hiểm xã hội xem xét, giải quyết và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

->>>> Tham khảo thêm: Tư vấn bảo hiểm xã hội

->>>> Tham khảo thêm: Tư vấn bảo hiểm y tế

->>>> Tham khảo thêm: Tư vấn bảo hiểm thất nghiệp

5/5 - (6 bình chọn)