Thực hiện pháp luật là gì?
Đất nước ngày càng phát triển, hệ thống pháp luật ngày càng được xây dựng chặt chẽ, nghiêm khắc hơn. Đồng nghĩa với việc này là hoạt động thực hiện pháp luật ngày phổ biến rộng rãi hơn. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn đang thực hiện pháp luật chính là các hình thức như: tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật.
Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng về khái niệm Thực hiện pháp luật là gì? cũng như các đặc điểm của hành vi thực hiện pháp luật. Vậy hiểu một cách cụ thể về thực hiện pháp luật, TBT Việt Nam xin gửi đến độc giả bài phân tích thực hiện pháp luật sau đây:
Khái niệm thực hiện pháp luật là gì?
Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế hợp pháp của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật, là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.
Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao tác nhất định nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.
Ví dụ: Công ty cổ phần kinh doanh bất động sản thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước đầy đủ và đúng thời hạn theo thông báo của Cơ quan thuế.
Các đặc điểm của thực hiện pháp luật
Để làm rõ hơn thông tin về thực hiện pháp luật, ngoài việc giải đáp thực hiện pháp luật là gì? chúng tôi chia sẻ thêm về các đặc điểm của thực hiện pháp luật, cụ thể như sau:
– Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp, có nghĩa là hành vi phù hợp với quy định, yêu cầu của pháp luật.
– Thực hiện pháp luật là hành vi, xử sự của con người. Hành vi thực hiện pháp luật có thể được thể hiện dưới dạng hành động. Bản chất của pháp luật là ban hành để điều chỉnh hành vi hay những xử sự thực tế của các chủ thể. Chính vì vậy chỉ có căn cứ vào hành động hay xử sự thực tế của chủ thể thì mới có thể xác định được họ có tiến hành hoạt động thực hiện pháp luật hay không.
Ví dụ: Hành vi người tham gia giao thông chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật về an toàn giao thông
– Thực hiện pháp luật là hành vi, xử sự của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật, bởi vì, chỉ các chủ thể có năng lực hành vi pháp luật mới có khả năng nhận thức được yêu cầu của pháp luật để làm đúng các yêu cầu đó. Đối với các chủ thể không có hoặc mất năng lực hành vi pháp luật, tức là không có khả năng nhận thức thì các quy định của pháp luật không có ý nghĩa hoặc không có giá trị đối với họ.
Các hình thực thực hiện pháp luật
– Hình thực thực hiện pháp luật đầu tiên là: Tuân thủ pháp luật.
Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. Ở hình thức thực hiện này đòi hỏi chủ thể thực hiện nghĩa vụ một cách thụ động, thực hiện các quy phạm pháp luật dưới dạng không hành động.
Ví dụ: Không vi phạm các quy định luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông, không sử dụng chất ma túy, không trộm cắp tài sản,….
– Hình thức thực hiện pháp luật thứ hai là: Thi hành pháp luật
Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp luật phải thực hiện một thao tác nhất định mới có thể thực hiện pháp luật được. Khác với tuân thủ pháp luật, trong hình thức thi hành pháp luật đòi hỏi chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý dưới dạng hành động tích cực.
Ví dụ, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, thực hiện nghĩa vụ vợ chồng, con cái trong thời kỳ hôn nhân,…
– Hình thức thực hiện pháp luật thứ ba là Sử dụng pháp luật
Sử dụng pháp luật là chủ thể pháp luật thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép. Bản chất của hình thức thực hiện pháp luật này là khả năng của các chủ thể pháp luật có thể sử dụng khai thác hay không sử dụng, khai thác, hưởng quyền mà luật đã dành cho mình. Nét đặc biệt của hình thức này là không mang tính bắt buộc phải thực hiện
Ví dụ: công dân có quyền được học tập, quyền được sống và quyền được bảo vệ quyền riêng tư cá nhân….
– Hình thức thực hiện pháp luật cuối cùng là: Áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa trên các quy định của pháp luật để giải quyết, xử lí những vấn để cụ thể thuộc trách nhiệm của mình. Áp dụng pháp luật là hình thức luôn luôn đòi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền.
Ví dụ: Bản án của toà án buộc Nguyễn Văn A phải bồi thường cho Nguyễn Thị B 10.000.000 đồng hoặc tuyên án Nguyễn Văn A phải chịu hìh phạt 5 năm tù.
Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật
Việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa to lớn trong đời sống, điều đó thế hiện ở nhũng điểm sau:
– Thông qua hoạt động thực hiện pháp luật thì những quy định của pháp luật được hiện thực quá và đi vào đời sống trở thành những hành vi cụ thể của các chủ thể. Bằng việc thực hiện pháp luật, ý chỉ của nhà nước trở thành hiện thực và những chính sách chủ trương của nhà nước được phát huy vai trò.
– Việc thực hiện pháp luật làm cho đời sống xã hội trở nên ổn định, trật tự an ninh được đảm bảo từ đó tạo điều kiện cho đất nước phát triển bền vững.
– Thông qua quá trình thực hiện pháp luật, các quyền , lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức được đảm bảo.
– Trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, thông qua hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ giúp cho các chủ thể có điều kiện nâng cao nhận thức pháp luật, hiểu rõ hơn các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong các quan hệ pháp luật, nhờ đó, họ tích cực và chủ động tham gia vào các quan hệ đó, tiếp cận các nguồn lực để phát triển.
– Những hạn chế của pháp luật sẽ được bộ lộ thông qua quá trình thực hiện pháp luật. Như vậy, những hạn chế đó dễ dàng được phát hiện và được xử lý từ đó đưa ra những phương án sửa đổi, bổ sung kịp thời để pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn.
Quý độc giả có quan tâm, đóng góp liên quan đến bài viết thực hiện pháp luật là gì? có thể gửi về TBT Việt Nam theo số 1900 6560, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
>>>Tham khảo thêm : Mẫu công văn
>>>Tham khảo thêm : Bản cam kết
>>>Tham khảo thêm : Văn phòng công chứng tại hà nội

Dịch vụ Tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động
Cập nhật: 13/08/2021

Visa lao động là gì? Điều kiện để cấp visa lao động cho người lao động nước ngoài
Cập nhật: 13/08/2021

Thủ tục xin giấy phép lao động cho giáo viên là người nước ngoài
Cập nhật: 13/08/2021

Gia hạn giấy phép lao động tối đa được mấy lần?
Cập nhật: 13/08/2021

Chủ tịch hội đồng quản trị là người nước ngoài có cần xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 13/08/2021

Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam có phải xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 13/08/2021

Vốn điều lệ mở văn phòng công chứng?
Cập nhật: 13/08/2021

Kết hôn với người Việt Nam có được miễn giấy phép lao động?
Cập nhật: 13/08/2021

Thủ tục gia hạn giấy phép lao động
Cập nhật: 13/08/2021

Thời hạn giấy phép lao động bao lâu?
Cập nhật: 13/08/2021

Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Cập nhật: 13/08/2021

Trường hợp nào không phải xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 13/08/2021

Danh sách bệnh viện đủ điều kiện khám sức khỏe xin giấy phép lao động
Cập nhật: 13/08/2021

Thủ tục xác nhận người nước ngoài không phải xin cấp giấy phép lao động
Cập nhật: 13/08/2021

Thủ tục xác nhận người nước ngoài không thuộc trường hợp cấp giấy phép lao động
Cập nhật: 13/08/2021

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH như thế nào?
Cập nhật: 13/08/2021

Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo cơ quan thuế hay không?
Cập nhật: 13/08/2021

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm như thế nào?
Cập nhật: 13/08/2021

Thời gian tạm ngừng kinh doanh như thế nào?
Cập nhật: 13/08/2021

Bổ sung ngành nghề kinh doanh mất bao nhiêu lâu
Cập nhật: 13/08/2021

Thành lập địa điểm kinh doanh có phải nộp thuế môn bài?
Cập nhật: 13/08/2021

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu sạc dự phòng như thế nào?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu tỏi đen như thế nào ?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu hàng thời trang
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu mỹ phẩm như thế nào ?
Cập nhật: 13/08/2021

Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu hay không?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu quán trà chanh
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu ATIS cho nhóm máy tập thể dục ngoài trời và trong nhà
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu FUJIANIKO cho nhóm sản phầm 04
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu miLKY FOODS cho nhóm mua bán các sản phẩm sữa
Cập nhật: 13/08/2021