Thủ tục thành lập doanh nghiệp

  • Tác giả: Phương Thảo |
  • Cập nhật: 13/12/2021 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 443 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Nhu cầu thành lập doanh nghiệp hiện nay ngày càng tăng cao, do vậy pháp luật về doanh nghiệp cũng được nhiều cá nhân, tổ chức trong xã hội tìm hiểu. Do đó, hôm nay hãy cùng TBT Việt Nam đi tìm hiểu về Thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Điều kiện để thành lập doanh nghiệp

Trước khi đi đến quyết định thành lập doanh nghiệp thì cá nhân, tổ chức cần đảm bảo đáp ứng được những điều kiện cơ bản pháp luật quy định, hay đó chính là những lưu ý trong quá trình chuẩn bị thành lập doanh nghiệp. Cụ thể những điều kiện đó gồm:

1/ Điều kiện về chủ thể tham gia thành lập

Theo quy định của pháp luật hiện nay, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp thành lập mà chủ thể tham gia cũng sẽ khác nhau

Các cá nhân, tổ chức có quyền tham gia góp vốn, quản lý doanh nghiệp trừ các đối tượng được quy định tại khoản 2 điều 18 Luật Doanh nghiệp.

– Đối với doanh nghiệp tư nhân thì chủ sở hữu bắt buộc phải là 1 cá nhân mang quốc tịch Việt Nam

– Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng trong khoảng từ 2 đến 50 thành viên

– Công ty TNHH 1 thành viên thì chủ sở hữu sẽ do 1 cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu

– Trong công ty cổ phần thì cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức mang quốc tịch Việt Nam hoặc là nhà đầu tư nước ngoài, chỉ cần đảm bảo có ít nhất 3 cổ đông trong công ty và không hạn chế số lượng tối đa.

– Ở công ty hợp danh thì bắt buộc phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh, hay còn được gọi là chủ sở hữu chung của công ty.

2/ Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh sẽ do cá nhân/ tổ chức quyết định sao cho phù hợp với kế hoạch phát triển ban đầu.

Chỉ cần đảm bảo đó không phải ngành nghề thuộc danh mục cấm kinh doanh được pháp luật quy định.

Trường hợp đó là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp cần đáp ứng được các điều kiện cơ bản đối với ngành nghề đó.

3/ Điều kiện vốn điều lệ doanh nghiệp

Ở thời điểm hiện tại, pháp luật không đưa ra quy định về mức vốn điều lệ chung, mà chỉ quy định vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Do đó, trừ trường hợp trên thì vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào khả năng tài chính của chủ sở hữu doanh nghiệp.

4/ Điều kiện về tên doanh nghiệp

Cá nhân, tổ chức được tự do lựa chọn tên doanh nghiệp nhưng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về tên doanh nghiệp được quy định từ điều 31 đến điều 34 Luật Doanh nghiệp 2014.

Để tránh tình trang cơ quan có thẩm quyền không tiếp nhận giải quyết hồ sơ do có sai sót hoặc trùng lặp về tên doanh nghiệp thì khi lựa chọn được tên doanh nghiệp xong, Qúy khách có thể kiểm tra lại trên hệ thống dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp xem đã có công ty nào đăng ký với tên gọi đó chưa.

5/ Điều kiện về trụ sở doanh nghiệp

Đây sẽ là nơi diễn ra hầu hết các giao dịch quan trọng của công ty, do đó cần lựa chọn địa điểm đặt trụ sở rõ ràng, chính xác, đồng thời lưu ý những quy định về vấn đề này trong các luật liên quan.

->>>>>> Tham khảo thêm : thành lập công ty tnhh 1 thành viên

Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp là thủ tục được diễn ra khi các cá nhân, tổ chức có mong muốn thành lập doanh nghiệp.

Do vậy, với nội dung dưới đây TBT Việt Nam sẽ cung cấp cho Qúy khách các thông tin nhằm hướng dẫn thực hiện Thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập

Để tiến hành thành lập doanh nghiệp thì cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị một bộ hồ sơ để đăng ký thành lập, gồm các loại giấy tờ sau:

– Văn bản đề nghị thành lập doanh nghiệp;

– Bản nội dung điều lệ doanh nghiệp;

– Bảng kê khai thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập và số vốn/cổ phần mà họ đang nắm giữ trong doanh nghiệp;

– Bản sao chứng minh thư, thẻ căn cước, hộ chiếu… Của các thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập;

– Bản quyết định thành lập doanh nghiệp;

– Bản sao biên bản cuộc họp để quyết định thành lập doanh nghiệp;

– Trường hợp có nhà đầu tư nước ngoài thì cung cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

– Trường hợp ủy quyền thực hiện thì cung cấp hợp đồng ủy quyền cho cá nhân nhận ủy quyền.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập

Khi đã hoàn tất xong hồ sơ thì tiến hành nộp tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh.

Cá nhân đi nộp hồ sơ hoàn thành các khoản phí, lệ phí theo yêu cầu.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ và trả kết quả làm việc

Phòng đăng ký kinh doanh sẽ có từ 3 đến 5 ngày làm việc để kiểm định lại thông tin trong hồ sơ do doanh nghiệp cung cấp.

Hết thời gian làm việc thì phòng đăng ký kinh doanh gửi trả kết quả lại cho doanh nghiệp.

– Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện thì phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp và đăng thông tin doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia.

– Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ không giải quyết và yêu cầu doanh nghiệp nhận lại hồ sơ để sửa lại.

Bước 4: Làm con dấu

Khi đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp thì cá nhân đại diện cho doanh nghiệp tiến hành đi làm con dấu và đăng ký mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 5: Các thủ tục liên quan khác

– Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ để gửi đến cơ quan quản lý thuế, kê khai thuế…

– Trường hợp hoạt động kinh doanh cần có giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề thì cần tiến hành làm hồ sơ để xin cấp.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Thủ tục thành lập doanh nghiệp. Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến TBT Việt Nam theo số tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6560.

->>>>>> Tham khảo thêm : thành lập công ty tnhh 2 thành viên

5/5 - (5 bình chọn)