Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 11/12/2021 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 337 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải ngày này là vô cùng lớn với nhiều hình thức khác nhau. Cũng từ đó các doanh nghiệp phát triển ngành nghề này phát triển mạnh mẽ ở hiện tại và tương lai. Nhu cầu thành lập các  doanh nghiệp mới cùng từ đó mà  phát triển không ngừng.

Trong bài  viết Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải  TBT Việt Nam sẽ cung cấp những thông tin cần thiết xung quanh vấn đề này tới Quí vị.

Kinh doanh vận tải là gì?

Kinh doanh vận tải là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, theo

pháp luật hiện hành, có thể kể đến những ngành nghề kinh doanh vận tải sau vận

tải bằng đường  sắt, vận tải  hành khách bằng đường sắt, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải  đường bộ khác, vận tải bằng taxi, vận tải bằng moto, xe máy, xe có động cơ….Mỗi một loại hình đều có những điều kiện kinh doanh khác nhau.

 Do giới hạn bài viết, TBT Việt Nam lựa chọn hình thức vận tải bằng oto

theo tuyến cố địn để phân tích sâu.

->>>>>> Tham khảo thêm : thay đổi ngành nghề kinh doanh

Điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô

Loại hình đơn vị được kinh doanh vận tải bằng oto bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Theo  đó, Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

– Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thì được đăng ký khai thác tuyến theo quy định  của pháp luật hiện hành.

– Nội dung về tuyến của đơn vị hoạt động phải rõ ràng, đúng theo yêu cầu của quy định pháp luật

Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và công bố danh mục mạng lưới tuyến;

+ Thông báo biểu đồ chạy xe theo tuyến và cập nhật vào danh mục mạng lưới tuyến các nội dung gồm: Tổng số chuyến xe tối đa được khai thác trên tuyến, giãn cách thời gian tối thiểu giữa các chuyến xe liền kề, giờ xuất bến của các chuyến xe đã có đơn vị tham gia khai thác; danh sách đơn vị đang khai thác tuyến; xây dựng và thông báo điểm dừng đón, trả khách trên các tuyến; theo dõi, tổng hợp kết quả hoạt động vận tải của các doanh nghiệp, hợp tác xã, bến xe trên tuyến; thống kê sản lượng hành khách.

– Đối với xe hoạt động trong tuyến cố định

+ Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;

+ Phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe;

+  Phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.

+  Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.

+  Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi, giường nằm trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe và được đánh số thứ tự lớn dần từ phía trước đến phía sau xe.

+  Trên xe phải trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.

+  Phía sau ghế ngồi hoặc bên cạnh giường nằm phải có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm, các nội dung chính gồm: quy định dây an toàn phải được cài chặt trước khi xe chạy và hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); hướng dẫn sắp xếp hành lý; bảng cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe (nếu có); hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa, búa thoát hiểm và hướng thoát hiểm khi xảy ra sự cố.

+  Trong cùng một thời điểm, mỗi xe chỉ được đăng ký và khai thác tối đa 02 tuyến vận tải hành khách cố định, các tuyến này được phép nối tiếp nhau (có bến xe nơi đến của tuyến đã kết thúc hành trình là bến xe nơi đi của tuyến tiếp theo).

Phần tiếp theo của  bài  viết Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải  TBT Việt Nam sẽ cung cấp  hồ sơ  thành lập doanh nghiệp trên.

->>>>>> Tham khảo thêm : thay đổi tên công ty

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp  kinh doanh vận tải bằng oto tuyến cố định bao gồm những gì?

 Doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng oto tuyến cố định cũng như các doanh nghiệp khác trước hết phải  được thành lập theo đúng quy định  của pháp luật. Hồ sơ  đề nghị thành lập bao gồm:

Thứ nhất: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

Thứ nhất: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

Thứ hai: Điều lệ doanh nghiệp;

Thứ ba:Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của sáng lập viên và người đại diện theo pháp luật của công ty ( Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/Hộ chiếu).

Đối với các giấy tờ chứng thực của cá nhân, pháp luật quy định rõ ràng đối với Công dân Việt Nam và Công dân nước ngoài thì có thể chứng minh bằng những giấy tờ gì.

Thứ tư: Trường hợp góp vốn là tổ chức thì cần nộp kèm Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp.

Trường hợp này tuỳ thuộc vào từng loại hình của công ty, không phải loại  hình công ty nào cũng có thông tin này.

Thứ năm: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ sáu: Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

Sau đó các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định.

Từ những phân tích trên TBT Việt Nam mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 19006560.

->>>>>> Tham khảo thêm : thành lập địa điểm kinh doanh

5/5 - (5 bình chọn)