Thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Hiện nay, nhu cầu thành lập doanh nghiệp ngày càng tăng cao khi hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức ngày càng sôi nổi. Cùng với sự phát triển của lĩnh vực khoa học và công nghệ những doanh nghiệp khoa học và công nghệ được nhắc tới nhiều trong thời gian gần đây. Vậy thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ được thực hiện như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được câu trả lời.
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ là gì?
Trước khi hiểu được doanh nghiệp khoa học và công nghệ là gì thì cần nắm được khoa học và công nghệ là gì? Theo quy định tại Điều 58 Luật Khoa học và công nghệ năm 2013, Doanh nghiệp khoa học và công nghệ là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng hoá từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Từ đây, có thể hiểu doanh nghiệp khoa học công nghệ là doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và cả hoạt động sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm từ kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đó. Sản phầm kinh doanh của doanh nghiệp khoa học công nghệ là những sản phầm hữu hình hoặc vô hình, do tính đặc biệt của sản phầm trong lĩnh vực kinh doanh này nên việc thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ có những sự khác biệt và những điều kiện riêng tất yếu.
Đối tượng được thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ
Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ kết quả khoa học và công nghệ. Theo quy định của pháp luật, các đối tượng được thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ bao gồm:
– Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ và thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
– Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định tại Luật Doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
Sau khi được thành lập, doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ trình Sở Khoa học và Công nghệ địa phương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để được xem xét, cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Phần tiếp theo bài viết sẽ đề cập tới thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Liệu thủ tục này có khác so với việc thành lập các doanh nghiệp thông thường hay không?
Quy trình thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghiệp
Thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Tại bước này, doanh nghiệp cần chuẩn bị việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp, tên công ty để tránh trùng lặp với các doanh nghiệp khác. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị những thông tin về địa điểm đặt trụ sở và xác định vốn điều lệ và tư cách của các thành viên trong công ty.
Ngành nghề dự kiến kinh doanh cũng là thông tin mà doanh nghiệp phải chuẩn bị để đăng ký thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Bước 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ
Tại bước này, doanh nghiệp chuẩn bị các đầu mục hồ sơ sau và nộp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Điều lệ công ty
– Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần
– Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật và các thành viên công ty
– Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (nếu có)
– Bản sao chứng minh nhân dân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ phòng đăng ký kinh doanh và thực hiện các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ
Bước 4: Lập hồ sơ xin chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ
Khác với các doanh nghiệp thông thường, do đặc thù của doanh nghiệp khoa học công nghệ, thủ tục thành lập cũng đặc biệt hơn đó là có thêm thủ tục xin giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghiệp.Sau khi được thành lập, doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ trình Sở Khoa học và Công nghệ địa phương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để được xem xét, cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Thành phần hồ sơ xin chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ bao gồm:
– Đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
– Văn bản xác nhận, công nhận kết quả khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực), thuộc một trong các văn bản sau:
+ Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
+ Quyết định công nhận giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật;
+ Bằng chứng nhận giải thưởng đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng;
+ Quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Giấy xác nhận hoặc giấy thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước;
+ Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
+ Các văn bản xác nhận, công nhận khác có giá trị pháp lý tương đương.
– Phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ
Trên đây, TBT Việt Nam đã gửi tới Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới chủ đề Thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến.
>>>>>> Tham khảo: Thành lập Công ty TNHH

Thủ tục thành lập công ty tại Lâm Đồng
Cập nhật: 13/12/2021

Thủ tục thành lập công ty tại huyện Phú Xuyên
Cập nhật: 13/12/2021

Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh?
Cập nhật: 13/12/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho sàn thương mại điện tử
Cập nhật: 13/12/2021

Việc góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên như thế nào?
Cập nhật: 13/12/2021

Mất giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có xin lại được không?
Cập nhật: 13/12/2021

Ví dụ về vốn điều lệ công ty cổ phần
Cập nhật: 13/12/2021

Mã Ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm?
Cập nhật: 13/12/2021

Mã ngành nghề kinh doanh phòng cháy chữa cháy
Cập nhật: 13/12/2021

Mã ngành nghề kinh doanh spa
Cập nhật: 13/12/2021

Mã ngành nghề xử lý rác thải?
Cập nhật: 13/12/2021

Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động gồm những gì?
Cập nhật: 13/12/2021

Miễn giấy phép lao động là gì?
Cập nhật: 13/12/2021

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 13/12/2021

Thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ?
Cập nhật: 13/12/2021

Phương án tăng vốn điều lệ công ty cổ phần như thế nào?
Cập nhật: 13/12/2021

Hướng dẫn Thủ tục tăng vốn điều lệ Công ty TNHH
Cập nhật: 13/12/2021

Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất 2023
Cập nhật: 13/12/2021

Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần đề làm gì?
Cập nhật: 13/12/2021

Tăng vốn điều lệ có lợi gì?
Cập nhật: 13/12/2021

Hạch toán tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Cập nhật: 13/12/2021

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
Cập nhật: 13/12/2021

Thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh
Cập nhật: 13/12/2021

Lý do tạm ngừng kinh doanh công ty?
Cập nhật: 13/12/2021

Chi phí thay đổi ngành nghề kinh doanh năm 2023
Cập nhật: 13/12/2021

Thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần năm 2023
Cập nhật: 13/12/2021

Doanh nghiệp nợ thuế có được tạm ngừng kinh doanh không?
Cập nhật: 13/12/2021

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh mới nhất
Cập nhật: 13/12/2021

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện 2023
Cập nhật: 13/12/2021

Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh năm 2023 thế nào?
Cập nhật: 13/12/2021

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể 2023
Cập nhật: 13/12/2021

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 13/12/2021

Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh qua mạng
Cập nhật: 13/12/2021

Có được tạm ngừng kinh doanh quá 2 năm không?
Cập nhật: 13/12/2021

Thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh chi nhánh
Cập nhật: 13/12/2021