Thủ tục thành lập công ty tại Quảng Ngãi

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 21/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 147 Lượt xem
5/5 - (14 bình chọn)

Nếu đang có nhu cầu thành lập công ty tại Quảng Ngãi mà chưa biết phải thực hiện như thế nào, đừng bỏ qua những chia sẻ trong nội dung bài viết này của chúng tôi nhé!

Ai có quyền thành lập công ty tại Quảng Ngãi?

Cá nhân, tổ chức không phụ thuộc vào nơi cư trú, sổ hộ khẩu có quyền thành lập công ty tại Quảng Ngãi, trừ các trường hợp dưới đây pháp luật có quy định cấm thành lập doanh nghiệp:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Thành lập công ty là thủ tục nhằm “khai sinh” ra một chủ thể có năng lực pháp luật, năng lực hành vi trong các lĩnh vực như doanh nghiệp, thương mại, dân sự, lao động,… đòi hỏi bản thân chủ thể thành lập ra công ty cũng phải có năng lực chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Đồng thời, để tránh hành vi tham nhũng, pháp luật doanh nghiệp cũng có quy định về các trường hợp người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp nói chung, công ty nói riêng.

Chuẩn bị gì để thành lập công ty tại Quảng Ngãi?

Những thông tin cần chuân bị để thành lập công ty tại Quảng Ngãi:

1/ Loại hình công ty

Loại hình công ty quyết định tên công ty, các thành phần trong hồ sơ thành lập công ty và cơ cấu tổ chức, hoạt động của công ty sau này, do đó, Quý vị cần cân nhắc kỹ trước khi thành lập công ty tại Quảng Ngãi.

Mỗi loại hình công ty có những ưu và nhược điểm nhất định phụ thuộc vào những đặc điểm pháp luật quy định cho loại hình công ty đó. Để được hỗ trợ lựa chọn loại hình công ty phù hợp với số lượng thành viên góp vốn, nhà đầu tư, quy mô, khả năng huy động vốn,… Quý vị nên liên hệ đến các đơn vị hỗ trợ pháp lý uy tín để được tư vấn.

2/ Tên công ty

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

+ Loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

+ Tên riêng

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Lưu ý:

+ Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của công ty, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

+ Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên công ty.

+ Tên công ty không thuộc các trường hợp được xác định là trùng, gây nhầm lẫn theo Điều 41 Luật Doanh nghiệp. Để đảm bảo hồ sơ doanh nghiệp không bị từ chối khi nộp, Quý vị cần kết hợp tra cứu tên công ty với soạn hồ sơ.

3/ Ngành, nghề kinh doanh

Doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm, chủ động lựa chọn, chiều chỉnh ngành, nghề kinh doanh theo Điều 7 Luật Doanh nghiệp.

Theo đó, khi thành lập công ty tại Quảng Ngãi, Quý vị được tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định pháp luật. Ngành nghề này được kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Một số lưu ý về ngành nghề kinh doanh:

–  Người thành lập công ty lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh.

Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

– Cần lựa chọn ngành nghề kinh doanh chính, ngoài ra, có thể đăng ký các ngành nghề có khả năng kinh doanh để tránh việc bổ sung ngành nghề kinh doanh trong tương lai.

Ngoài ra, Quý vị cần có thông tin về các thành viên góp vốn, thành viên là nhà đầu tư nước ngoài, người đại diện theo pháp luật của công ty và thông tin liên hệ của công ty để thành lập công ty tại Quảng Ngãi.

Hồ sơ thành lập công ty tại Quảng Ngãi

Trong hồ sơ thành lập công ty tại Quảng Ngãi, Quý vị cần chuẩn bị các giấy tờ tương ứng với loại hình công ty thành lập, cụ thể:

Loại hình doanh nghiệp thành lập Thành phần hồ sơ
Doanh nghiệp tư nhân 1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Công ty hợp danh 1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên 1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên  là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Công ty TNHH 1 thành viên 1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Công ty cổ phần 1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Người nộp hồ sơ là người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc người được người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp người nộp hồ sơ là người được ủy quyền thì kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh ủy quyền theo quy định pháp luật.

Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc.

->>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tại Hà Nội

->>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tại Hồ Chí Minh

 

5/5 - (14 bình chọn)