Thủ tục Thành lập công ty kiến trúc

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 21/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 488 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Trong cuộc sống ngày càng hiện đại, điều kiện kinh tế phát triển, nhu cầu đời sống cao, con người có nhiều đòi hỏi về chuyên môn thẩm mỹ  đặc biệt là về ngành kiến trúc,việc thành lập công ty kiến trúc là một điều không hề xa lạ.

Nhiều khách hàng có nhu cầu tư vấn, thiết kế những ngôi nhà đẹp, độc đáo và sang trọng cho riêng mình. Vì lý do này mà nhiều công ty kiến trúc được ra đời. Để thành lập công ty kiến trúc cần phải làm những gì, qua bài viết dưới đây TBT Việt Nam xin chia sẻ với Qúy khách hàng một số thông tin cụ thể sau:

Để hoạt động một công ty kiến trúc thì điều kiện tiên quyết là gì?

Một trong những điều kiện quan trọng để hoạt động công ty kiến trúc là được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo khoản 12 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định:

“ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.”

Đây là giấy chứng nhận bắt buộc phải có khi một công ty kiến trúc thực hiện hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ điều kiện:

+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.

+ Tên doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

+ Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ.

+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.

->>>>> Tham khảo thêm : thành lập công ty tnhh

Thủ tục thành lập công ty kiến trúc

TBT Việt Nam xin chia sẻ các bước thành lập công ty kiến trúc cụ thể như sau:

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thành lập

 Hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty theo Luật Doanh nghiệp 2014 ( mỗi một loại hình doanh nghiệp sẽ có nội dung điều lệ khác nhau).

– Danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần, danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh.

– Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức.

– Và một số giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ đã hoàn thiện thì nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Công bố thông tin

Doanh nghiệp sẽ tiến hành công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về doanh nghiệp, trong thời hạn là 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Thực hiện thủ tục khắc dấu

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo điều kiện nội dung con dấu có thông tin tên doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể uỷ quyền cho TBT Việt Nam  thực hiện việc khắc con dấu, mặt dấu thể hiện nội dung gồm tên đầy đủ của doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp.

Sau khi đã thực hiện khắc xong con dấu, doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu lên Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.

->>>>> Tham khảo thêm : thành lập công ty cổ phần

Mã ngành kiến trúc Quý khách hàng cần biết

Doanh nghiệp có thể lựa chọn những mã ngành sau để đăng ký:

– Mã 7110 là hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan. Chi tiết:

+ Hoạt động kiến trúc.

+ Hoạt động đo đạc bản đồ.

+ Hoạt động thăm dò địa chất, nguồn nước.

+ Tư vấn lập quy hoạch xây dựng.

+ Tư vấn lập dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng..

+Thiết kế xây dựng công trình.

+ Thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng.

+ Khảo sát xây dựng.

+ Giám sát thi công xây dựng công trình.

– Mã ngành 3320 là lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp.

– Mã ngành 4100 là xây dựng nhà các loại.

– Mã ngành 4210 là xây dựng công trình đường sắt và đường bộ     .

– Mã ngành 4220 là xây dựng công trình công ích.

– Mã ngành 4290 là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.

– Mã ngành 4311 là phá dỡ.

– Mã ngành 4312 là chuẩn bị mặt bằng.

– Mã ngành 4322 là lắp đặt hệ thống điện.

– Mã ngành 4322 là lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí.

– Mã ngành 4329 là lắp đặt hệ thống xây dựng khác.

– Mã ngành 4330 là hoàn thiện công trình xây dựng.

– Mã ngành 4390 là hoạt động xây dựng chuyên dụng khác.

– Mã ngành 7410 là hoạt động thiết kế chuyên dụng.

->>>>> Tham khảo thêm : thay đổi ngành nghề kinh doanh

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng của TBT Việt Nam

– TBT Việt Nam sẽ tận tình hỗ trợ, hướng dẫn soạn thảo đầy đủ hồ sơ thành lập công ty kiến trúc.

– Tư vấn những sai sót, vướng mắc của Quý khách hàng để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Tư vấn đầy đủ  điều kiện và các loại giấy phép cần có để đảm bảo trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

– Hỗ trợ tư các loại thuế phát sinh trong hoạt động của công ty: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý.

– Tư vấn một số việc cần làm sau khi thành lập công ty kiến trúc như: mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và đầu tư, in hóa đơn, mua chữ ký số điện tử…

– Đồng hành và hướng dẫn khách hàng tận tình trong suốt quá trình thành lập và hoạt động của công ty kiến trúc.

Trên đây là một số thông tin tư vấn về thành lập công ty kiến trúc của TBT Việt Nam. Nếu Quý khách hàng còn thắc mắc và muốn hỗ trợ tư vấn thêm các thông tin về pháp lý, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại  1900 6560.

->>>>> Tham khảo thêm : thành lập địa điểm kinh doanh

5/5 - (5 bình chọn)