Thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh 2024

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 19/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 154 Lượt xem
5/5 - (22 bình chọn)

Doanh nghiệp được tự quyết định về ngành nghề kinh doanh, tuy nhiên, phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh về những thay đổi của ngành nghề kinh doanh so với thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiêp. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh để giúp Quý vị hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Khi nào cần đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh?

Vì nhiều lý do như để thay đổi ngành nghề kinh doanh đang hoạt động sang ngành, nghề kinh doanh khác hoặc để mở rộng thị trường, lực hoạt động, doanh nghiệp có thể thêm ngành nghề kinh doanh so với những ngành nghề kinh doanh hiện có trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh là một trong những trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi theo khoản 2 Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020.

Thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh

Thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Soạn hồ sơ đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh theo quy định pháp luật

Theo Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4 tháng 1 năm 2021 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ gồm các thành phần:

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

– Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.

– Ngoài ra, trong trường hợp người có thẩm quyền ký văn bản ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác đi làm thủ tục phải có thêm các tài liệu chứng minh ủy quyền:

+ Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

+ Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.

+ Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

+ Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì việc ủy quyền thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền

Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền là Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 3: Nhận kết quả nếu hồ sơ hợp lệ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư, cập nhật thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Lưu ý ghi mã ngành kinh tế Việt Nam trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh

– Khi ghi mã ngành nghề kinh tế trong hồ sơ, doanh nghiệp cần nghi mã ngành cấp 4 được quy định tại Quyết định 27/2018 QĐ – TTG về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành;

– Khi bổ sung ngành nghề kinh doanh, với các ngành nghề có Luật chuyên ngành điều chỉnh (việt nam sẽ ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành khi có cùng lúc nhiều quy định tương tự nhau với 1 vấn đề), doanh nghiệp ghi nhận ngành nghề theo văn bản pháp luật chuyên ngành và sau đó tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.

– Đối với ngành nghề có điều kiện và yêu cầu chứng chỉ hành nghề khi hoạt động khi ghi mã ngành nghề, doanh nghiệp tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.

Lưu ý: Tại thời điểm hiện tại, khi thêm ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, doanh nghiệp không cần phải nộp kèm theo hồ sơ chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề thay đổi, bổ sung.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, Quý vị đã có cho mình những thông tin hữu ích để thực hiện thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh. Trường hợp cần hỗ trợ về thủ tục này, sử dụng dịch vụ của Công Ty Luật Hoàng Phi, Quý vị có thể liên hệ tới hotline 0981.378.999 để được hỗ trợ nhanh chóng.

->>>> Tham khảo thêm: Thay đổi người đại diện theo pháp luật

->>>> Tham khảo thêm: Tạm ngừng kinh doanh

->>>> Tham khảo thêm: Thành lập văn phòng đại diện

5/5 - (22 bình chọn)