Thủ tục đăng ký sáng chế năm 2023

  • Tác giả: Thùy Linh |
  • Cập nhật: 08/05/2023 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 593 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Đăng ký sáng chế là một trong những thủ tục khá phức tạp trong các đối tượng phải đăng ký của Sở hữu trí tuệ. Để có thể đăng ký thành công thủ tục này, đòi hỏi chủ thể đăng ký phải có sự tìm hiểu nhất định các quy định pháp luật liên quan và thực tiễn áp dụng trên thực tế.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi hỗ trợ tư vấn các quy định pháp lý liên quan đến sáng chế và thủ tục đăng ký sáng chế theo quy định pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành để Quý khách hàng có thể nắm rõ hơn.

Sáng chế là gì?

Theo quy định tại Khoản 12, điều 04, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định: Sáng chế được hiểu là các giải pháp kỹ thuật được thể hiện dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình để nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Ai có quyền đăng ký sáng chế?

Theo quy định hiện hành của pháp luật về Sở hữu trí tuệ, mọi cá nhân và pháp nhân đều có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, Chủ thể nộp đơn đăng ký cũng cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây, cụ thể:

+ Sáng chế đó được tạo ra bằng chính công sức và chi phí của người sáng chế;

+ Cá nhân, tổ chức khi thực hiện đầu tư kinh phí hoặc các phương tiện vật chất cho tác giả sáng chế dưới hình thức là thuê hoặc giao việc

+ Cá nhân, tổ chức khi cùng nhau thực hiện để tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra các sản phẩm sáng chế thì đều có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế;

+ Sáng chế được tạo ra từ cơ sở vật chất, kỹ thuật hoặc từ chính kinh phí đầu tư của Nhà nước;

+ Trong trường hợp sáng chế đó được tạo ra do Nhà nước hỗ trợ đầu tư bằng toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất kỹ thuật thì quyền nộp hồ sơ đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước;

+ Trong trường hợp sáng chế đó được tạo ra một phần do góp vốn của Nhà nước thì quyền đăng ký sáng chế tương ứng với phần góp vốn thuộc về Nhà nước;

+ Trong trường hợp sáng chế đó được tạo ra trên cơ sở hợp tác, nghiên cứu giữa một bên là tổ chức, cơ quan nhà nước với cá nhân, tổ chức khác thì quyền đăng ký sáng chế một phần sẽ tương ứng với tỷ lệ đóng góp trong việc hợp tác đó.

Hồ sơ đăng ký sáng chế?

Các giấy tờ, tài liệu cần có trong hồ sơ đăng ký sáng chế Quý khách hàng cần chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, cụ thể:

+ 02 tờ khai đăng ký sáng chế (tho mẫu quy định c%B�a cục sở hữu trí tuệ);

+ 02 bản mô tả sáng chế dự định đăng ký (bao gồm hình ảnh hoặc bản vẽ kỹ thuật);

+ 01 bản tóm tắt sáng chế;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp);

+ Tài liệu để chứng minh quyền ưu tiên khi nộp đơn (nếu có);

+ Chứng từ phí, lệ phí đã nộp và các tài liệu cụ thể khác (tùy trường hợp).

Hồ sơ sau khi được chuẩn bị đầy đủ, Quý khách hàng nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ có trụ sở chính tại Hà Nội hoặc nộp tại hai văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh để được xem xét, thẩm định hồ sơ và được Giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế.

Thủ tục đăng ký sáng chế

Để việc đăng ký sáng chế tại Việt Nam thành công, cần thực hiện theo các bước trong quy trình thủ tục đăng ký sáng chế. Cụ thể các bước đăng ký như sau:

Bước 01. Thực hiện tra cứu khả năng đăng ký sáng chế

Đây được coi là bước quan trọng trong khi muốn đăng ký sáng chế bởi tiến hành việc tra cứu sẽ giúp quý khách hàng kiểm tra được liệu sáng chế mà mình dự định đăng ký có bị trùng hoặc có xung đột với quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể khác hay không.

Bước 02. Chủ thể tiến hành nộp đơn đăng ký sáng chế

Sau khi có kết quả tra cứu được thực hiện ở Bước 01 trên cho thấy sáng chế có khả năng được đăng ký, Quý khách hàng thực hiện chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ như trên và nộp tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ là Cục Sở hữu trí tuệ.

Quý khách hàng nên lưu ý nộp hồ sơ sớm để có ngày ưu tiên đăng ký sớm nhất.

Bước 03. Theo dõi đơn đăng ký sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ

Hồ sơ đăng ký sáng chế sau khi được tiếp nhận sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định hồ sơ về thẩm định hình thức, công bố đơn trên Công báo, thẩm định nội dung hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế.

Bước 04. Nhận Giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế

Hồ sơ đăng ký sau khi trải qua các giai đoạn thẩm định trên của Cục sở hữu trí tuệ và xét thấy đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, chủ đơn sẽ được thông báo để nộp phí cấp văn bằng và Nhận Giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế.

Bước 05. Thực hiện duy trì cấp văn bằng đăng ký sáng chế

Sau khi chủ thể được cấp giấy chứng nhận đăng ký sáng chế, hàng năm chủ sở hữu sáng chế phải thực hiện việc nộp phí duy trì sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ.

Văn bằng bào hộ sáng chế sẽ bị chấm dứt hiệu lực nếu chủ sở hữu không thực hiện nộp đầy đủ và đúng thời hạn phí duy trì sáng chế.

Khi có nhu cầu đăng ký sáng chế, quý khách hàng có thể truy cập vào website: https://luathoangphi.vn để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.

5/5 - (5 bình chọn)