Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới nhất năm 2024

  • Tác giả: Thùy Linh |
  • Cập nhật: 20/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 646 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng thể hiện của sản phẩm, nhìn vào đó khách hàng có thể nhận biết là sản phẩm gì, của công ty nào sản xuất.

Kiểu dáng công nghiệp cũng có thể được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nếu được đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước theo đúng thủ tục đã quy định. Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ giúp cho kiểu dáng công nghiệp không bị đạo nhái, đánh cắp và làm mất đi uy tín của công ty.

Trong bài viết này, TBT Việt Nam sẽ hỗ trợ tư vấn về thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp để quý vị có thể hình dung rõ hơn về thủ tục này.

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là đối tượng sở hữu trí tuệ dưới hình thức sở hữu công nghiệp và được pháp luật Việt Nam quy định. Theo quy định tại Khỏa 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng thể hiện bên ngoài của sản phẩm thông qua đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp của tất cả những yếu tố này.

Một kiểu dáng công nghiệp khi đăng ký với cơ quan nhà nước sẽ được bảo hộ khi đáp ứng được các điều kiện như sau:

– Có tính mới: tính mới ở đây được thể hiện khi kiểu dáng công nghiệp có khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai ở các hình thức: sử dụng, mô tả bằng văn bản hay các hình thức khác trước khi nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

– Có tính sáng tạo: Tính sáng tạo được thể hiện khi căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai trước khi nộp đơn đăng ký, kiểu dáng công nghiệp không thể tạo ra một cách dễ dàng đối với những người có hiểu biết trung bình trong cùng lĩnh vực hoặc các lĩnh vực tương ứng.

– Kiểu dáng công nghiệp có khả năng ứng dụng công nghiệp: điều này được thể hiện khi kiểu dáng công nghiệp có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo, sản xuất hàng loạt các sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp bằng các phương pháp khác nhau.

Nếu có nhiều hồ sơ yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có dấu hiệu trùng hay khác biệt ít thì hồ sơ có quyền ưu tiên hoặc hồ sơ nộp sớm nhất sẽ được cấp bảo hộ.

Ngoài ra, nếu các hồ sơ đều trùng, đều nộp cùng ngày và có quyền ưu tiên thì các bên có thể thỏa thuận để một đơn vị được cấp bảo hộ và nếu không thỏa thuận được thì tất cả hồ sơ sẽ bị từ chối.

Bên cạnh đó, những đối tượng sau đây sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa của kiểu dáng công nghiệp:

– Do đặc tính của sản phẩm bắt buộc phải có hình dáng bên ngoài.

– Hình dáng của các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng.

– Hình dáng của sản phẩm không nhìn được trong quá trình sử dụng.

– Hình dáng bên ngoài trái đạo đức xã hội, có hại cho an ninh quốc phòng.

Trên đây là định nghĩa kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật và những điều kiện bảo hộ. Và để đăng ký bảo hộ, cá nhân, tổ chức có kiểu dáng công nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo quy định hiện hành.

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Cá nhân, tổ chức có kiểu dáng công nghiệp muốn đăng ký bảo hộ phải chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu:

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được đánh máy theo mẫu 03-KDCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

– Ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp theo số lượng quy định.

– Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước, gồm các nội dung chính:

+ Đặt tên cho kiểu dáng công nghiệp, lĩnh vực sử dụng của kiểu dáng công nghiệp.

+ Đưa ra kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất.

+ Ảnh chụp, bản vẽ.

+ Phần mô tả chi tiết: hình dáng, kích thước, màu sắc, đường nét, ý nghĩa…

+ Viết yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (phần này viết ngắn gọn, rõ ràng, đủ ý).

– Chứng từ nộp lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp được lập thành 01 bộ và gửi theo một trong các hình thức được quy định đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Cũng giống như các thủ tục hành chính khác, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được thực hiện theo quy trình như sau:

– Tra cứu hệ thống, đánh giá khả năng thành công của kiểu dáng công nghiệp.

– Làm hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo quy định.

– Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trực tiếp, thông qua bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền.

– Nhận kết quả bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là văn bằng bảo hộ.

Nếu trường hợp bị từ chối bảo hộ, cơ quan nhà nước sẽ có văn bản trả lời nêu lý do. Quý vị nếu có các căn cứ chứng minh kiểu dáng công nghiệp cần được bảo hộ thì có thể làm văn bản khiếu nại lại quyết định của cơ quan nhà nước.

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Hiện nay, thủ tục hành chính Việt Nam dù đã được cải cách rất nhiều nhưng chưa thực sự tạo điều kiện tối đa cho các chủ thể, còn rườm rà và khiến họ e ngại khi làm việc với cơ quan nhà nước. Đối với đăng ký kiểu dáng công nghiệp cũng vậy, hồ sơ kiểu dáng công nghiệp không phải quá nhiều nhưng yêu cầu khắt khe, đặc biệt là với bản mô tả.

Vì thế, hiện nay ngoài việc chủ thể có kiểu dáng công nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước thì còn được phép ủy quyền cho tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện thủ tục thay. Và một trong các đơn vị được khá nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn là dịch vụ sở hữu trí tuệ do TBT Việt Nam cung cấp.

Khách hàng tin tưởng TBT, giao lại thủ tục cho TBT đảm nhiệm sẽ được hưởng những khâu dịch vụ với chất lượng tốt, cụ thể:

– Được hỗ trợ giải đáp thắc mắc pháp luật về sở hữu trí tuệ từ những luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm và có hiểu biết sâu rộng.

– Tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho khách hàng và tiến hành làm hồ sơ.

– Hoàn thiện bản mô tả đúng theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước cho khách hàng.

– Nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước, theo dõi và làm theo yêu cầu để đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xét duyệt.

– Nhận văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, giao lại khách hàng và hướng dẫn sử dụng.

5/5 - (5 bình chọn)