Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

  • Tác giả: Phương Thảo |
  • Cập nhật: 07/03/2022 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 457 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Thời hiệu là gì?

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định theo quy định tại khoản 1, điều 149, Bộ luật Dân sự 2015.

Trong khoảng thời hạn đó, chủ thể có thể được hưởng các quyền dân sự, được miễn trừ một số nghĩa vụ dân sự hoặc được thự chiện các quyền liên quan đến từng công việc cụ thể theo quy định của pháp luật (Ví dụ như thời hiệu khởi kiện, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động,…) hoặc sau khi kết thúc khoảng thời hạn đó, chủ thể sẽ mất đi một số quyền theo quy định như quyền khởi kiện, quyền xử lý kỷ luật lao động,…

Ngược lại, bên còn lại sẽ không phải chấp hành bản án hoặc không còn nghĩa vụ phải thực hiện những công việc nằm trong khoảng thời hạn đó nữa.

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động cũng tương tự như vậy. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là khoảng thời gian mà bên xử lý kỷ luật lao động sẽ được thự chiện một số quyền đối với người lao động theo quy định của pháp luật. Trong khoảng thời gian này, người lao động sẽ phải thực hiện những nghĩa vụ mà cơ bên xử lý kỷ luật lao động yêu cầu.

Hết khoảng thời gian này (hết thời hiệu), chủ thể xử lý ký luật lao động sẽ mất quyền xử lý kỷ luật đối với người lao động và người lao động cũng không phải thực hiện những nghĩa vụ mà bên kia đưa ra nữa.

Quy định thời hiệu xử lý kỷ luật lao động?

Pháp luật về lao động có quy định rc về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động. Cụ thể tại điều 123, Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động như sau:

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.

2. Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

3. Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Theo điều luật trên thì quy thời hiệu xử lý kỷ luật lao động có thể là 6 tháng hoặc 12 tháng tùy vào tính chất của từng vụ việc cụ thể. Quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp vì những công việc liên quan đến tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh thường sẽ gây nhiều khó khăn cho người sử dụng lao động trong qua trình điều tra, xác minh vụ việc.

Đồng thời việc kéo dài thời gian giúp thu thấp được đầy đủ chứng cứ và đảm bảo công bằng, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Đối với những trường hợp không được phép xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 4, điều 122, bao gồm người Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; Đang bị tạm giữ, tạm giam; Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này; Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì sau khi người lao động hết thời gian ghi trên thì sẽ tiếp tục thực hiện xử lý kỷ luật lao động.

Nếu đã hết thời hiệu thì được kéo dài thêm không quá 60 ngyaf kể từ ngày hết thời gian nghỉ nêu trên.

Đối với người thực hiện xử lý kỷ luật lao động thì thời hiệu này cũng chính là thời gian để người sử dụng lao động ra quyết định xử lý kỷ luật lao động. Sau khi đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, quyết định của người sử dụng lao động sẽ không còn hiệu lực.

Hình thức kỷ luật lao động?

Theo điều 124, Bộ luật lao động 2019 thì có 4 hình thức xử lý kỷ luật lao động như sau:

+ Khiển trách: Đây là hình thức luật nhẹ nhất được quy định tại Bộ luật lao động để xử lý người vi phạm kỷ luật lao động.

+ Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng

+ Cách chức: Là việc mà người sử dụng lao động hay người có thẩm quyền ra quyền quyết định cho người đang được bổ nhiệm đang giữ một vị trí nhất định sẽ không được giữ chức vụ đó nữa do vi phạm kỷ luật lao động và  quyền hạn của người lao động không còn xứng đáng với sự tín nhiệm mà người sử dụng lao động giao.

+ Sa thải: Là hình thức kỷ luật ,à khi bị áp dụng hình thức này, quan hệ lao động của người lao động sẽ bị chấm dứt, đồng nghĩa với người lao động sẽ không được tiếp tục làm việc nữa.

Hết thời hiệu xử lý kỷ luật lao động có được kỷ luật người lao động không?

Như đã nói ở trên, Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là khoảng thời gian mà bên xử lý kỷ luật lao động sẽ được thự chiện một số quyền đối với người lao động theo quy định của pháp luật.

Trong khoảng thời gian này, người lao động sẽ phải thực hiện những nghĩa vụ mà cơ bên xử lý kỷ luật lao động yêu cầu. Hết khoảng thời gian này (hết thời hiệu), chủ thể xử lý ký luật lao động sẽ mất quyền xử lý kỷ luật đối với người lao động và người lao động cũng không phải thực hiện những nghĩa vụ mà bên kia đưa ra nữa.

Như vậy đồng nghĩa với việc sau khi hết thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động sẽ không được kỷ luật ngươi lao động nữa.

Tư vấn thời hiệu xử lý kỷ luật lao động qua tổng đài 1900 6560

Nếu quý khách cần tư vấn them về Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hặc có bất kỳ thắc mắc nào có liên quan, quý khách vui lòng gọi điện đến tổng đài 1900 6560 để được chúng tôi tư vấn.

->>>> Tham khảo thêm: Giấy phép lao động

5/5 - (5 bình chọn)