Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn là gì?
Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn là một trong các trường hợp dẫn đến hậu quả pháp lý là chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 34 Bộ Luật Lao động 2019. Hiểu một cách khái quát, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn là sự trao đổi, thống nhất giữa người lao động với người sử dụng lao động về việc cho người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà các bên đã thỏa thuận khi ký hợp đồng làm việc.
Điểm mấu chốt của trường hợp này là có sự đồng thuận, nhất trí giữa người sử dụng lao động và người lao động chứ không phải là sự kiện đơn phương chấm dứt đến từ một trong các bên.
>>>>>> Tham khảo: Mẫu hợp đồng lao động
Quy định thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Với quy định của pháp luật về thời hạn của hợp đồng lao động không xác định thời hạn là 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì người lao động và người sử dụng lao động có thể tự do thỏa thuận thời hạn làm việc đối với loại hợp đồng này nhưng chỉ tối đa là 36 tháng. Như vậy, nếu hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động có thời hạn thì sự thỏa thuận phải diễn ra trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận khi ký hợp đồng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động chấm dứt trong trường hợp do các bên có thỏa thuận (bao gồm thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn) thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Như vậy, khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn thì người sử dụng lao động sẽ có nghĩa vụ trả trợ cấp thôi việc cho người lao động với điều kiện là người lao động phải làm việc từ đủ 12 tháng trở lên. Điều này đồng nghĩa với việc nếu hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc.
Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động còn có trách nhiệm:Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn
Dưới đây là mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
THỎA THUẬN
CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Hôm nay, …. ngày ….. tháng …. năm……., chúng tôi gồm:
– Bên A (Người sử dụng lao động): ………………………………………………
-Trụ sở : ……………………………………………………….………………
– Người đại diện theo pháp luật : …………………Chức danh: ………….……..
– Bên B (Người lao động): Ông (bà )………………………………..…………..
– Số CMND :……….…. Ngày cấp: ……………….Nơi cấp: …………………
– Hộ khẩu thường trú: …………………………………….…………………
Hai Bên thỏa thuận và thống nhất nội dung sau:
ĐIỀU 1.CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
1. Hai bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động số …….……. ký ngày …../……/………(Thời hạn ……….…… kể từ …..……….….. đến ………………..)
2. Tất cả các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ và các văn bản liên quan về Hợp đồng lao động có chữ ký của Hai bên sẽ hoàn toàn chấm dứt kể từ thời điểm Thỏa thuận này có hiệu lực.
3. Bên A có nghĩa vụ thanh toán cho Bên B tổng cộng là: …………….….. đồng (bằng chữ: ……..…..…), trong đó có các khoản sau:
– Lương: ……………………………… (bằng chữ: …………..………………)
– Tiền phép năm: …………………..…(bằng chữ: ..……..………….……….)
– Trợ cấp thôi việc: ………………………(bằng chữ: ..………………………)
ĐIỀU 2. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Bàn giao đầy đủ tài sản và công việc đang quản lý cho …………………….. thuộc Phòng …………………….
2. Thanh toán hết các khoản nợ (nếu có) với công ty trước ngày………………
3. Bảo mật các thông tin của công ty mà Bên A có được trong thời gian làm việc tại Công ty………………………………………………………………….……
ĐIỀU 3. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
1. Thực hiện đầy đủ các thỏa thuận được nêu tại Điều 1;
2. Tạo điều kiện cho người lao động bàn giao công việc;
3. Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
4. Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu.
ĐIỀU 4. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT KHI CÓ TRANH CHẤP
Trong quá trình thực hiện thỏa thuận, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 5. ĐIỀU, KHOẢN CUỐI CÙNG
1. Thỏa Thuận này được lập thành hai 02 bản có giá trị như nhau. Mỗi Bên giữ một 01 bản để thực hiện.
2. Các Bên đồng ý rằng, bằng năng lực hành vi dân sự của mình đã đọc, hiểu và đồng ý với các thỏa thuận được thể hiện trên các Điều, khoản của Thoả thuận này.
3. Thỏa thuận này có hiệu lực kể từ ngày …………………………………..…..
BÊN A
(Người lao động) (Ký, ghi rõ họ tên) |
BÊN B
(Người sử dụng lao động) (Ký, ghi rõ họ tên) |
Hướng dẫn soạn thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn
Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn là một trong những căn cứ pháp lý vô cùng quan trọng để ghi nhận sự nhất trí, đồng thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc cho người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà hay bên đã giao kết khi ký hợp đồng lao động. Vì vậy, khi soạn thảo Thỏa thuận cần phải đảm bảo tính chính xác, cẩn trọng về cả nội dung lẫn hình thức của hợp đồng:
Thứ nhất: Về hình thức, phần mở đầu cần có đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ; tên của hợp đồng phải đảm bảo nội dung công việc cần đã được thỏa thuận và thống nhất; có thể có căn cứ pháp lý liên quan đến nội dung, công việc được thỏa thuận. Quan trọng nhất là phần kết thúc của hợp đồng phải có chữ ký rõ ràng, họ và tên đầy đủ của các bên, thậm chí các bên có thể điểm chỉ và bên người sử dụng lao động có thể đóng dấu để đảm bảo độ chính xác, hoàn toàn nhất trí.
Thứ hai: Về nội dung, cần phải ghi rõ ràng và chính xác thông tin của các bên trong quan hệ lao động; nội dung và kết quả cuối cùng sau khi các bên đã thỏa thuận; quyền và nghĩa vụ của các bên; phương thức giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra; ý chí của các bên khi xác lập thỏa thuận; hình thức lưu giữ thỏa thuận; hiệu lực của của thỏa thuận.
>>>> Tham khảo: Theo luật 2020 đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì?

Đăng ký nhãn hiệu hàng thời trang
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký thương hiệu mỹ phẩm như thế nào ?
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 như thế nào?
Cập nhật: 04/09/2021

Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu hay không?
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký thương hiệu quán trà chanh
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu FUJIANIKO cho nhóm sản phầm 04
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu miLKY FOODS cho nhóm mua bán các sản phẩm sữa
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký bảo hộ thương hiệu thiết bị điện tử
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho bình ắc quy
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu rau củ quả tươi như thế nào ?
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phầm làm từ vải
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký bảo hộ thương hiệu thời trang
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mỹ phẩm – Tư vấn sở hữu trí tuệ
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng Ký Thương Hiệu Cho Vật Liệu Xây Dựng Năm 2023
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ kinh doanh bất động sản
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm kính đeo mắt
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký thương hiệu cửa hàng thú cưng như thế nào ?
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký bảo hộ thương hiệu nước súc miệng
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho nước rửa tay
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phòng cháy
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu để làm gì?
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu tại Cần Thơ như thế nào?
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu PESAN cho nhóm vật liệu xây dựng
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký thương hiệu thẩm mỹ viện như thế nào ?
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký thương hiệu nhà hàng
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký thương hiệu cho đồ nội thất
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký thương hiệu dịch vụ chăm sóc làm đẹp spa
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký thương hiệu ở đâu?
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký thương hiệu cửa hàng thú cưng như thế nào ?
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu tại Cần Thơ như thế nào?
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu tại Vĩnh Phúc
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký thương hiệu phòng khám
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu hạt điều như thế nào ?
Cập nhật: 04/09/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm
Cập nhật: 04/09/2021