Thành lập doanh nghiệp

  • Tác giả: Thùy Linh |
  • Cập nhật: 28/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 487 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Mỗi năm thị trường tiếp nhận hơn hàng triệu lao động, trong số đó có những cá nhân đang chập chứng chuận bị khởi nghiệp bắt đầu bằng việc thành lập doanh nghiệp.

Thành lập doanh nghiệp là bước đầu, cũng là bước vô cùng quan trọng quyết định tương lai sau này của doanh nghiệp, chính vì vậy các cá nhân, tổ chức cần tìm hiểu kỹ những vấn đề liên quan về thành lập doanh nghiệp.

Nhằm hiểu rõ hơn lợi ích mang lại khi thành lập doanh nghiệp? Thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những vấn đề gì? Các bước thành lập doanh nghiệp khi đến với TBT Việt Nam? Quý khách hàng hãy theo dõi bài viết TBT Việt Nam dưới đây.

Lợi ích mang lại khi thành lập doanh nghiệp?

Trong bối cảnh nền kinh tế và xã hội đang phát triển một cách mạnh mẽ, thị trường trong và ngoài nước ngày càng phát triển thì việc thành lập doanh nghiệp mang lại những lợi ích sau:

– Khi đăng ký thành lập công ty thành công sẽ được cơ quan nhà nước công nhận, đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

– Được hưởng nhiều những chính sách ưu đãi từ nhà nước là thời điểm thích hợp để thành lập doanh nghiệp.

– Việc thành lập doanh nghiệp cũng là công đoạn đầu tiên, tiền đề để có thể mở rộng thị trường không chỉ trong nước mà ra thị trường thế giới.

– Việt Nam có một nguồn lao động dồi dào, các doanh nghiệp mới thành lập có thể tận dụng được cơ hội vàng này.

Thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những vấn đề gì?

Chuẩn bị là một trong những yếu tố quyết định việc thành công khi đăng ký doanh nghiệp, cũng như là nền tảng chuẩn bị cho hướng đi sau này cho doanh nghiệp.

Thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị nhưng vấn đề sau:

– Kiểm tra xem mình có nằm trong những chủ thể thành lập doanh nghiệp hay không.

+ Hiện nay pháp luật có quy định chủ thể thành lập doanh nghiệp rất rộng bao gồm:  cá nhân có năng lực hành vi dân sự, tổ chức có tư cách pháp nhân, không thuộc những trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp.

+ Các trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp gồm:

Tổ chức là cơ quan nhà nước như chính phủ, ủy ban nhân dân, phòng cảnh sát,…

Cá nhân là người dưới 18 tuổi, đang chấp hành hình phạt tù, chấp hành hình phạt hành chính như: cai nghiện bắt buộc, giáo dục bắt buộc,…

Cá nhân người làm trong các cơ quan nhà nước như: Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân,…

– Lựa chọn loại hình doanh nghiệp, trong hệ thống bao gồm các loại hình doanh nghiệp sau:

+ Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân.

+ Công ty hợp danh, được thành lập bởi hai thành viên hợp danh.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn gồm công ty trách nhiệm một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

+ Công ty cổ phần.

Mỗi loại hình có những ưu, nhược điểm riêng, quy định về số lượng thành viên, các thức hoạt động do vậy các chủ thể cần cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định.

– Chuẩn bị nguồn tài chính nhất định để thành lập doanh nghiệp, đảm bảo theo đúng quy định về vốn điều lệ thành lập công ty.

– Chuẩn bị tên doanh nghiệp, tên doanh nghiệp bao gồm tên riêng và loại hình công ty.

Ví dụ: Công ty TNHH vận tải Hưng Long.

Công ty cổ phần đầu tư thương mại Linh Chi.

Công ty TNHH MTV Quốc Huy.

– Chuẩn bị địa chỉ trụ sở chính của công ty đảm bảo:

+ Địa chỉ chính xác, rõ ràng.

+ Không thuộc nơi không được phép đặt trụ sở như khu trung cư, tập thể, không thuộc địa giới hành chính Việt Nam,…

– Chuẩn bị mã ngành nghề kinh doanh phù hợp với ngành nghề mà doanh nghiệp dự định kinh doanh.

– Chuẩn bị về các giấy tờ thành lập doanh nghiệp:

+ Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp.

+ Văn bản vốn điều lệ của doanh nghiệp.

+ Danh sách thành viên ghi đầy đủ thông tin về họ tên, giới tính, ngày sính, số căn cước công dân, chứng minh nhân dân, nơi cư trú,..

+ Bản sao căn cước công dân, chứng minh nhân dân các thành viên của doanh nghiệp.

+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với thành viên là tổ chức.

+ Bản sao căn cước công dân, chứng minh nhân dân của người đại diện của doanh nghiệp.

+ Bản sao giấy chứng nhận đầu tư với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài.

Các bước thành lập doanh nghiệp khi đến với TBT Việt Nam

Khi đến với TBT Việt Nam quý khách hàng sẽ được sử dụng dịch vụ thành lập công ty với các bước cơ bản như sau:

Bước 1- Tiếp nhận thông tin và tư vấn thành lập công ty

Khi tiếp nhận được các thông tin từ quý khách hàng, TBT Việt Nam sẽ thực hiện tư vấn những vấn đề quan trọng:

– Lựa chọn loại hình công ty phù hợp với số lượng vốn, thành viên, mục đích hoạt động của quý khách hàng.

– Người đại diện của công ty.

– Tên công ty.

– Thành viên của công ty.

– Hình thức góp vốn.

– Các vấn đề cần thiết khác phù hợp với loại hình.

Bước 2- Thực hiện đăng ký thành lập công ty với cơ quan có thẩm quyền

– Từ quá trình trao đổi những thông tin nguyện vọng của quý khách hàng, chúng tôi sẽ tiến hành soạn thảo bộ hồ sơ phù hợp, nộp đến cơ quan thẩm quyền.

– Nhận  kết quả tiến hành công bố thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về thành lập doanh nghiệp.

Bước 3- Trả kết quả cho khách hàng

– Sau khi nhận được kết quả, TBT Việt Nam sẽ tiến hành trả hồ sơ cho quý khách hàng, trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho quý khách hàng.

– Với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chúng tôi sẽ tiếp tục trao đổi tiến hành thỏa thuận các mức phí phù hợp để đăng ký xin cấp giấy phép, đảm bảo việc đi vào hoạt động của doanh nghiệp.

– Khi đến với TBT Việt Nam quý khách hàng có thể yên tâm về mức độ uy tín và chất lượng, năng suất làm việc.

– Chúng tôi sẽ đưa ra mức giá hợp lý, cam kết thực hiện đúng nội dung hợp đồng, không phát sinh các chi phí khác.

– Thực hiện các công việc cho đến ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ 05 đến 07 ngày. Giúp quý khách hàng có thể tiết kiệm được thời gian công sức, nhanh chóng đăng ký doanh nghiệp thành công.

Vì vậy hãy liên hệ TBT Việt Nam theo số Tổng đài 1900 6560 để thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.

 

5/5 - (5 bình chọn)