Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh năm 2023
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp luôn có mong muốn, nhu cầu được mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh của mình bằng cách thành lập ra nhiều chi nhánh, địa điểm kinh doanh mới trên khắp địa bàn cả nước.
Hiện nay pháp luật cũng đã có nhiều thay đổi, do vậy bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp cho bạn đọc nắm bắt được các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh.
Địa điểm kinh doanh là gì?
Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Địa điểm kinh doanh thì hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính, hoạt động theo sự chỉ đạo của công ty. Phạm vi thành lập bị giới hạn, chỉ được mở ở cùng tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh chính
Hiện nay doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh trên nhiều địa bàn khác nhau như:
– Thành lập địa điểm kinh doanh trong cùng một phạm vi địa lý với trụ sở công ty như cùng phường, quận hoặc cùng tỉnh với trụ sở chính của công ty
– Thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh của công ty
– Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính của công ty
Trong đó, đối với việc thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở công ty thì sẽ có mã số thuế.
Quy định thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh như thế nào?
Trước kia theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp chỉ được thành lập địa điểm kinh doanh trong khu vực tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Chính vì hạn chế địa lý này đã gây ra rào cản cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển của mình.
Do vậy hiện nay theo quy định tại Nghị định 108/2018/NĐ-CP đã cho phép các doanh nghiệp được thành lập địa điểm kinh doanh ở ngoài khu vực địa lý trụ sở chính, tức là địa điểm kinh doanh không còn bị bắt buộc phải thành lập ở cùng tỉnh, thành phố với trụ sở chính
Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh
Doanh nghiệp muốn thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh, thành phố có trụ sở chính thì cần gửi thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi thành lập địa điểm kinh doanh đó trong thời hạn là 10 ngày kể từ thời điểm quyết định thành lập. Hồ sơ gồm:
– Mã số doanh nghiệp
– Các thông tin về tên doanh nghiệp, địa chỉ đặt trụ sở chính của doanh nghiệp; tên, địa chỉ chi nhánh trong trường hợp địa điểm kinh doanh đặt tại tỉnh, thành phố nơi chi nhánh đặt trụ sở
– Thông tin về C4ịa điểm kinh doanh mới, bao gồm tên và địa chỉ
Lưu ý, hiện nay pháp luật quy định địa chỉ đăng ký làm địa điểm kinh doanh thì không được là nhà tập thể, nhà chung, trong trường hợp địa điểm là nhà riêng thì phải cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, về tên của địa điểm kinh doanh phải đáp ứng đúng quy định của pháp luật Doanh nghiệp , phần tên không bắt buộc có cụm từ “Địa điểm kinh doanh” mà thay vào đó là “Văn phòng đại diện”
– Thông tin về lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh, tuy nhiên hoạt động kinh doanh của địa điểm kinh doanh phải nằm trong phạm vi ngành nghề kinh doanh mà Doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– Thông tin cá nhân của người đứng đầu địa điểm kinh doanh, gồm họ tên, nơi cư trú, số chứng minh thư, thẻ căn cước, hộ chiếu hoặc các loại giấy tờ chứng thực khác theo quy định của pháp luật
– Nếu địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp thì chỉ cần họ tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Nếu trong trường hợp địa điểm kinh doanh lại trực thuộc chi nhánh thì cần cung cấp họ tên và chữ ký của người đứng đầu chi nhánh
– Ngoài ra, trong trường hợp người được ủy quyền đi nộp hồ sơ thì cần chuẩn bị cả văn bản ủy quyền cho người đi nộp, đồng thời là các giấy tờ chứng minh nhân thân như chứng minh thư, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền.
Như vậy, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày doanh nghiệp đưa ra quyết định thành lập địa điểm kinh doanh mới thì cần phải nộp thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh tại nơi thành lập địa điểm kinh doanh mới.
Trong 3 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, nếu hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh mới của doanh nghiệp trên cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ theo quy định
Khi quyết định thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh mới thì doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ đã liệt kê ở phía trên. Ngoài ra cần chú ý cách đặt tên địa điểm kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật
Bước 2: Doanh nghiệp gửi thông báo đến cơ quan có thẩm quyền
Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi đưa ra quyết định thành lập địa điểm kinh doanh mới thì doanh nghiệp phải gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh, ở đây là thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh nên phải gửi đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh mới
Bước 3: Nhận kết quả
Kể từ thời điểm nhận hồ sơ của doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh sẽ có 3 ngày làm việc
– Nếu hồ sơ hợp lệ theo đúng quy định của pháp luật thì địa điểm kinh doanh mới của doanh nghiệp sẽ được cập nhật địa chỉ trên cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
– Nếu hồ sơ không hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo cho Doanh nghiệp để sửa đổi, bổ sung lại hồ sơ.
Tham khảo thêm về :

Thủ tục thành lập công ty tại Lâm Đồng
Cập nhật: 01/06/2023

Thủ tục thành lập công ty tại huyện Phú Xuyên
Cập nhật: 01/06/2023

Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh?
Cập nhật: 01/06/2023

Đăng ký nhãn hiệu cho sàn thương mại điện tử
Cập nhật: 01/06/2023

Việc góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên như thế nào?
Cập nhật: 01/06/2023

Mất giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có xin lại được không?
Cập nhật: 01/06/2023

Ví dụ về vốn điều lệ công ty cổ phần
Cập nhật: 01/06/2023

Mã Ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm?
Cập nhật: 01/06/2023

Mã ngành nghề kinh doanh phòng cháy chữa cháy
Cập nhật: 01/06/2023

Mã ngành nghề kinh doanh spa
Cập nhật: 01/06/2023

Mã ngành nghề xử lý rác thải?
Cập nhật: 01/06/2023

Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động gồm những gì?
Cập nhật: 01/06/2023

Miễn giấy phép lao động là gì?
Cập nhật: 01/06/2023

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 01/06/2023

Thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ?
Cập nhật: 01/06/2023

Phương án tăng vốn điều lệ công ty cổ phần như thế nào?
Cập nhật: 01/06/2023

Hướng dẫn Thủ tục tăng vốn điều lệ Công ty TNHH
Cập nhật: 01/06/2023

Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất 2023
Cập nhật: 01/06/2023

Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần đề làm gì?
Cập nhật: 01/06/2023

Tăng vốn điều lệ có lợi gì?
Cập nhật: 01/06/2023

Hạch toán tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Cập nhật: 01/06/2023

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
Cập nhật: 01/06/2023

Thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh
Cập nhật: 01/06/2023

Lý do tạm ngừng kinh doanh công ty?
Cập nhật: 01/06/2023

Chi phí thay đổi ngành nghề kinh doanh năm 2023
Cập nhật: 01/06/2023

Thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần năm 2023
Cập nhật: 01/06/2023

Doanh nghiệp nợ thuế có được tạm ngừng kinh doanh không?
Cập nhật: 01/06/2023

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh mới nhất
Cập nhật: 01/06/2023

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện 2023
Cập nhật: 01/06/2023

Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh năm 2023 thế nào?
Cập nhật: 01/06/2023

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể 2023
Cập nhật: 01/06/2023

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 01/06/2023

Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh qua mạng
Cập nhật: 01/06/2023

Có được tạm ngừng kinh doanh quá 2 năm không?
Cập nhật: 01/06/2023

Thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh chi nhánh
Cập nhật: 01/06/2023