Thành lập công ty tại quận Cẩm Lệ

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 14/03/2023 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 160 Lượt xem
5/5 - (56 bình chọn)

Hiện nay, Cẩm Lệ (Đà Nẵng) là một trong những địa điểm thu hút được nhiều đầu tư kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp “mọc lên như nấm” với nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, việc thành lập công ty tại quận Cẩm Lệ có khó hay không? Và thực hiện như thế nào? Hãy theo dõi bài viết để có câu trả lời.

Trình tự, thủ tục thành lập công ty tại quận Cẩm Lệ

Để thành lập công ty tại quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng), tổ chức, cá nhân có nhu cầu cần chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu hồ sơ hợp lệ, thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có thể bắt đầu tiến hành các hoạt động kinh doanh. Theo đó, trình tự, thủ tục thành lập công ty tại quận Cẩm Lệ bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Căn cứ quy định pháp luật hiện hành, hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp mà nhà đầu tư có thể lựa chọn khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, bao gồm: (i) Doanh nghiệp tư nhân; (ii) Công ty hợp danh; (iii) Công ty TNHH một thành viên; (iv) Công ty TNHH hai thành viên trở lên; và (v) Công ty cổ phần.

Tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp, thành phần hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ khác nhau.

Cụ thể, hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo Mẫu tại Phụ lục ban hành đính kèm Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

– Bản sao giấy tờ pháp lý (chứng minh nhân dân/căn cước công hoặc hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Về hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh gồm có:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu);

– Điều lệ công ty;

– Danh sách thành viên;

– Bản sao các giấy tờ quy định tại Khoản 4 Điều 22 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần bao gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu);

– Điều lệ công ty;

– Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần;

– Bản sao các giấy tờ quy định tại Khoản 4 Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Về hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH một thành viên gồm có:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo Mẫu);

– Điều lệ công ty;

– Bản sao các giấy tờ quy định tại Khoản 4 Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Sau khi lựa chọn được loại hình doanh nghiệp mà mình muốn đăng ký, tổ chức, cá nhân soạn hồ sơ tương ứng theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty

Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng thông qua hình thức nộp trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Truy cập tại địa chỉ website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/.

Bước 3: Theo dõi hồ sơ và bổ sung hồ sơ (nếu có)

Theo quy định của pháp luật, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo về kết quả hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ hợp lệ và được chấp thuận thì chuyển sang Bước 4.

Nếu Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì tổ chức, cá nhân sửa hồ sơ và nộp bổ sung theo yêu cầu. Việc nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung được thực hiện tương tự như Bước 2.

Bước 4: Nhận kết quả (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)

Nếu hồ sơ hợp lệ và được chấp thuận thì tổ chức, cá nhân nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại bộ phận một cửa của Cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích (qua đường bưu điện).

Thủ tục sau khi thành lập công ty tại quẩn Cẩm Lệ

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục post licensing, như treo biển hiện, mua chữ ký số, đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, mở tài khoản ngân hàng, v.v. Cụ thể như sau:

Treo biển hiệu/bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở chính

Treo biển hiệu/bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở chính vừa là quyền và cũng là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Căn cứ Điều 34 Luật Quảng cáo 2012, bảng hiệu của doanh nghiệp phải đảm bảo có các nội dung sau đây: (i) Tên doanh nghiệp ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; (ii) Địa chỉ, số điện thoại liên hệ; (iii) Loại hình doanh nghiệp; (iv) Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp; (iv) Logo của doanh nghiệp.

Biển hiệu/bảng hiệu của doanh nghiệp được treo ở sát cổng hoặc mặt trước của trụ sở công ty.

Nếu doanh nghiệp không thực hiện treo bảng hiệu/biển hiệu theo đúng quy định của pháp luật, thì có thể xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 VNĐ đến 50.000.000 VNĐ (Khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).

Mua chữ ký số

Chữ ký số được hiểu là chữ ký của doanh nghiệp dưới dạng USB, dùng để thực hiện các thao tác, giao dịch trên mạng hay thay thế cho chữ ký và con dấu của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số để được hỗ trợ.

Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Theo quy định của Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC, doanh nghiệp thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có trách nhiệm đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế. Theo đó, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế trước 01 ngày trước ngày sử dụng hóa đơn.

Mở tài khoản ngân hàng cho công ty

Mở tài khoản ngân hàng cho công ty là một trong những việc doanh nghiệp cần thực hiện ngay khi công ty được thành lập. Theo đó, công ty có thể liên hệ với các ngân hàng để được hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng.

Nếu như theo Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp phải thông báo tài khoản ngân hàng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày xác nhận mở tài khoản. Thì Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã bãi bỏ quy định này. Điều này có nghĩa là từ ngày 01/01/2021 doanh nghiệp sẽ không phải thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh về thông tin tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.

Thủ tục kê khai và nộp thuế môn bài

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu doanh nghiệp mới thành lập và chưa phát sinh bất kỳ hoạt động nào, thời hạn nộp thuế thuế là 30 ngày kể từ ngày thành lập căn cứ trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với những công ty vừa mới thành lập nhưng đã có phát sinh hoạt động kinh doanh thì cần khai và nộp thuế môn bài trước ngày cuối cùng của tháng thành lập.

Theo đó, mức lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp mới là thành lập là 2.000.000 VNĐ/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10.000.000.000 VNĐ; 3.000.000 VNĐ/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10.000.000.000 VNĐ. Riêng đối với những văn phòng đại diện, chi nhánh, đơn vị sự nghiệp, địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế cần đóng lệ phí 1.000.000 VNĐ/năm.

Ngoài ra, có thêm một điểm đáng lưu ý là doanh nghiệp sẽ chỉ phải khai và nộp thuế môn bài cho cả năm nếu thành lập trong khoảng thời gian sáu tháng đầu năm (từ tháng 01 đến hết tháng 6 của năm). Đối với doanh nghiệp thành lập vào sáu tháng cuối năm (từ tháng 7 đến tháng 12 của năm) thì chỉ cần đóng lệ phí môn bài nửa năm tương ứng với mức thuế cần đóng.

Ký kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động

Công ty sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động. Và phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động/ngày hợp đồng lao động có hiệu lực.

Đăng ký nội quy lao động

Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật lao động 2019, doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu được ủy quyền).

Hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao gồm: (i) Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động; (ii) Nội quy lao động; (iii) Văn bản góp ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; (iv) Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).

Trên đây là nội dung bài viết về “Thành lập công ty tại quận Cẩm Lệ” mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 ->>>>>>>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tại đà nẵng

 ->>>>>>>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tnhh

 ->>>>>>>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty cổ phần

5/5 - (56 bình chọn)