Thành lập công ty tại Ninh Bình

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 23/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 166 Lượt xem
5/5 - (22 bình chọn)

Để thành lập được một công ty ở Ninh Bình bắt buộc người dự thảo hồ sơ phải nắm hết được các quy định của pháp luật, đồng thời, cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập doanh nghiệp cần phải phác thảo ra được các vấn đề mà doanh nghiệp cần phải làm sau khi thành lập ra công ty đó. Thông qua bài viết “Thành lập công ty tại Ninh Bình” Chúng tôi xin gửi tới Quý bạn đọc những nội dung cơ bản nhất để thành lập công ty và kiện toàn doanh nghiệp sau thành lập.

Căn cứ pháp lý về Thành lập công ty tại Ninh Bình

Để thực hiện thủ tục thành lập công ty tại Ninh Bình thật thành công, người dự thảo hồ sơ thành lập phải có một sự hiểu biết và kiến thức nhất định về pháp luật đối với lĩnh vực này. Theo đó, người dự thảo hồ sơ cần chú ý tới những văn bản pháp luật sau:

– Luật Doanh nghiệp 2020: Luật này sẽ giúp cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập và người dự thảo hồ sơ có một cái nhìn khái quát và toàn diện nhất về các loại hình doanh nghiệp mà họ dự định thành lập. Từ đó hiểu được các đặc trưng cơ bản, các bản chất của từng loại hình, từng quy định của pháp luật, từ đó, đưa ra các lựa chọn đúng đắn.

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ quy định về Đăng ký doanh nghiệp: Tài liệu này giúp người dự thảo hồ sơ nắm bắt được các tài liệu cần có để thành lập công ty tại Ninh Bình.

– Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tư Hướng dẫn về Đăng ký doanh nghiệp: Văn bản này quy định những biểu mẫu liên quan đến thành phần hồ sơ thành lập công ty, nó có thể là: Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp; Danh sách thành viên; Danh sách cổ đông của công ty.

– Quyết định 27/2018/QĐ-TTG ngày 06/07/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam: Văn bản này sẽ quy định về các ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp có dự định hoạt động liên quan đến lĩnh vực đó

– Tiếp theo đó là hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan khác trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta, đó có thể là luật, hoặc văn bản dưới luật chuyên ngành, …

Những thủ tục cần làm sau khi thành lập công ty tại Ninh Bình

Sau khi đã thực hiện xong thủ tục thành lập doanh nghiệp và được cấp bản vàng đăng ký kinh doanh, công ty nên tiến hành kiện toàn nội bộ công ty, đồng thời, thực hiện các thủ tục cần thiết lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, các công việc mà công ty cần làm sau khi thành lập bao gồm:

Thứ nhất: Kiện toàn hồ sơ nội bộ sau khi thành lập công ty. Các nội dung cụ thể như sau:

– Điều đầu tiên mà một công ty cần làm sau khi thành lập công ty là đặt mua dấu công ty, dấu chức danh và biển tên của doanh nghiệp và tiến hành treo biển doanh nghiệp ngay sau khi nhận được.

– Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: cần tiến hành họp Hội đồng thành viên để thông báo về việc ban hành mẫu dấu, bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời, bổ nhiệm Giám đốc/Tổng Giám đốc của Công ty.

– Đối với Công ty Cổ phần: tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông để bầu ra thành viên Hội đồng quản trị. Họp Hội đồng quản trị thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu, bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, đồng thời bổ nhiệm Giám đốc/Tổng Giám đốc công ty.

– Lập sổ đăng ký cổ đông/sổ đăng ký thành viên.

– Ghi nhận phần vốn góp của các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, hoặc ghi nhận sở hữu cổ phần của các cổ đông đối với công ty cổ phần.

– Đưa ra quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng của Công ty.

Thứ hai: Thực hiện các nghĩa vụ thuế tại Chi cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

– Đặt mua chữ ký số cho doanh nghiệp. Chữ ký số cho doanh nghiệp không phải là một dụng cụ bắt buộc của doanh nghiệp, nhưng đây lại là một dụng cụ vô cùng cần thiết đối với từng doanh nghiệp. Thay vì hoạt động in giấy tờ, tài liệu ra ký một cách truyền thống, doanh nghiệp có thể ký tất cả các hồ sơ, tài liệu mà công ty muốn một cách nhanh chóng và hiệu quả thông qua chữ ký số.

– Mua hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp.

– Tạo tài khoản thuế, tài khoản hóa đơn điện tử và thực hiện thủ tục thông báo sử dụng hóa đơn điện tử.

– Nộp hồ sơ kê khai thuế môn bài cho doanh nghiệp.

Vì sao Công ty ở Ninh Bình được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên thành lập nhưng vẫn phải kê khai lệ phí môn bài?

– Điểm c khoản 1 Điều 1 của nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, theo đó: Các tổ chức thành lập mói (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới) sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12.

– Mặc dù được miễn lệ phí môn bài nhưng doanh nghiệp mới thành lập vẫn phải triển khai thực hiện thủ tục nộp tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới thành lập (khoản 3 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP).

– Quy định này hoàn toàn rất hợp lý. Chỉ khi doanh nghiệp kê khai lệ phí môn bài, Cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ có cơ sở để tiếp nhận thông tin về tình trạng hoạt động của một doanh nghiệp. Đồng thời, lệ phí môn bài của doanh nghiệp cũng được xem như là một “chi phí” duy trì hoạt động của doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước.

– Sở dĩ, Nhà nước quy định miễn thuế môn bài năm đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập được xem như là một quy định rất nhân đạo, đó là kết quả dựa trên sự suy xét của nhiều yếu tố, trong đó, suy xét đến vấn đề khả năng kinh doanh của một công ty mới thành lập phát triển mạng mẽ hay không chính là yếu tố chủ đạo.

– Ngoài ra, nếu không thực hiện thủ tục kê khai thuế môn bài sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật (Nghị định 125/2020/NĐ-CP).

Trên đây là một số vấn đề có liên quan đến “Thành lập công ty tại Ninh Bình”. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin. Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn!

->>>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tnhh

->>>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty cổ phần

5/5 - (22 bình chọn)