Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ in

  • Tác giả: Thùy Linh |
  • Cập nhật: 15/03/2023 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 408 Lượt xem

Một trong các dịch vụ phổ biến ở Việt Nam hiện nay là dịch vụ in. Nhà nước đang  có nhiều khuyến khích và ưu đãi đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này Tuy nhiên, đâylà ngành kinh doanh có điều kiện. Chính vì thế, việc thành lập công ty kinh doanh dịch vụ in là không hề đơn giản.

Vậy việc thành lập công ty kinh doanh dịch vụ in cần chuẩn bị những thủ tục pháp lý gì. Nhằm giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tư vấn TBT Việt Nam xin chia sẻ gửi đến Quý độc giả bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý để thành lập công ty kinh doanh dịch vụ in

– Luật Doanh nghiệp 2014.

– Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

– Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in.

– Thông tư 03/2015/TT-BTTTT Quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ in

Để có thể thành lập công ty kinh doanh dịch vụ in, cần tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2014 có các loại hình doanh nghiệp sau đây:
– Công ty cổ phần.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.

– Công ty hợp danh.

– Doanh nghiệp tư nhân.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ in

– Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn tại :

+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh..

+ Dự thảo điều lệ công ty.

+ Danh sách thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn..

+ Văn bản xác nhận vốn pháp định ( nếu công ty kinh doanh ngành nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật).

+ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc mà theo quy định pháp luật phải có.

+ Và một số giấy tờ khác kèm theo quy định của pháp luật.

– Hồ sơ thành lập công ty cổ phần:

+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh..

+ Dự thảo điều lệ công ty.

+ Danh sách các cổ đông tham gia sáng lập công ty cổ phần.

+ Một số giấy tờ kèm theo khác như:

Đối với cá nhân là cổ đông: Bản sao chứng minh thư nhân dân / Hộ chiếu / Căn cước công dân không quá 6 tháng và còn hiệu lực

Đối với tổ chức là cổ đông: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền ( nếu có).

Đối với tổ chức nước ngoài là cổ đông thì phải có bản sao giấy chứng nhận kinh doanh phải có chứng thực không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ nơi tổ chức đó đăng ký.

+ Trong trường hợp công ty kinh doanh ngành nghề mà pháp luật quy định thì phải chuẩn bị văn bản xác nhận vốn pháp định.

+ Chứng chỉ hành nghề của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc theo quy định của pháo luật phải có chứng chỉ hành nghề.

– Hồ sơ thành lập công ty hợp danh:

+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh..

+ Dự thảo điều lệ công ty.

+ Danh sách thành viên của công ty hợp danh..

+ Văn bản xác nhận vốn pháp định ( nếu công ty kinh doanh ngành nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật).

+ Chứng chỉ hành nghề của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

+ và một số giấy tờ khác kèm theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Nộp hồ sơ

Sau khi đã hoàn thiện hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành nộp tại phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạc và đầu tưnơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia

Theo quy định của pháp luật sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành nộp hồ sơ công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia.

Bước 5: Khắc dấu và công bố mẫu dấu

 Căn cứ vào khoản 1 Điều 14 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định:

1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

a) Tên doanh nghiệp;

b) Mã số doanh nghiệp.

->>>>>>>> Tham khảo thêm : thành lập công ty cổ phần

Một số ngành nghề về kinh doanh dịch vụ in

Để được hoạt động kinh daonh dịch vụ in, Qúy khách hàng cần tìm hiểu kĩ và đăng ký những ngành nghề sau:

– Mã ngành 1811 là in ấn.

– Mã ngành 1812 là dịch vụ liên quan đến in.

– Mã ngành 4669 là bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu, chi tiết: bán buôn mực in.

– Mã ngành 4649 là bán buôn đồ dùng khác cho gia đình, chi tiết: bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm.

Điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ in ấn

 Là doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp công lập hoặc hô kinh doanh về hoạt động in.

– Đảm bảo có các thiết bị in để thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chế bản, in , gia công sau in.

– Phải có mặt bằng để thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ in.

– Có đủ điều kiện về an ninh- trật tự, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

– Ngườ đứng đầu công ty kinh doanh dịch vụ in phải là công dân Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, trình độ chuyên môn cao đẳng trở lên.

Với chủ đề thành lập công ty kinh doanh dịch vụ in của TBT Việt Nam. Quý khách hàng còn nhiều thắc mắc và muốn tư vẫn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900 6560.

->>>>>>>> Tham khảo thêm : thành lập công ty tại hà nội