Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

  • Tác giả: My Ly |
  • Cập nhật: 19/08/2022 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 253 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Ly hôn có yếu tố nước ngoài đã không còn là vấn đề xa lạ trong xã hội hiện đại ngày nay. Liên quan đến ly hôn có yếu tố nước ngoài thì câu hỏi được nhiều người băn khoăn nhất đó là cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc nắm rõ được vấn đề này thông qua bài viết Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Ly hôn có yếu tố nước ngoài là gì?

Căn cứ theo điều 127 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài như sau:

1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Theo đó, ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, trong đó một một trong hai bên vợ chồng là người nước ngoài, hoặc cả hai vợ chồng là người nước ngoài thường trú ở Việt Nam. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; Nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

– Xác định thẩm quyền chung

Theo quy định tại điều 28 và điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn nói chung và ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng.

Xác định thẩm quyền theo cấp

Theo khoản 1 điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài.

– Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ

Căn cứ theo điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu ly hôn đơn phương); Tòa án nơi vợ chồng hoặc một trong hai người cư trú, làm việc (đối với ly hôn thuận tình).

Do đó, căn cứ vào các quy định trên thì thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú làm việc (đối với ly hôn đơn phương), Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi vợ chồng cư trú, làm việc (đối với ly hôn thuận tình)

Lưu ý: Đối với hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam có thẩm quyền giải quyết.

Hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài

– Hồ sơ cần chuẩn bị

+ Đơn xin ly hôn đối với ly hôn đơn phương; đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đối với công nhận thuận tình.

+ Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. Nếu không còn bản chính Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực).

+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

+ Giấy khai sinh của các con (bản sao chứng thực)

Lưu ý: Trong trường hợp ly hôn thuận tình thì ngoài các hồ sơ kể trên cần có các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp.

Quy trình giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Thứ nhất: Đối với ly hôn thuận tình

– Vợ chồng nộp hồ sơ ly hôn đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền

– Nộp lệ phí và thụ lý vụ án: Trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí thì vợ chồng phải thực hiện nộp lệ phí theo thông báo của Tòa án.

 Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

– Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn

Thứ hai: Đối với ly hôn đơn phương

– Nguyên đơn nộp đơn ly hôn và các tài liệu kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền

– Sau khi nộp hồ sơ, nguyên đơn sẽ được hẹn ngày trả kết quả. Đến hẹn trả kết quả, nguyên đơn sẽ nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí của Tòa án.

– Tiếp đến nguyên đơn nộp tạm ứng án phí cho Chi cục Thi hành án theo thông báo nộp tiền tạm ứng án phí và nhận biên lai nộp tạm ứng án phí.

– Nguyên đơn nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án;

– Sau khi thụ lý Tòa án sẽ triệu tập làm việc, hòa giải. Trong giai đoạn này sẽ phải chuẩn bị thêm các văn bản mà Tòa án yêu cầu ví dụ như biên bản trình bày ý kiến, quan điểm…

– Tham gia phiên tòa xét xử vụ việc ly hôn theo giấy triệu tập của Tòa án.

– Tòa án ra quyết định, bản án ly hôn.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về những nội dung liên quan đến vấn đề Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài.Chúng tôi mong rằng có thể giúp quý bạn đọc hiểu rõ về vấn đề này.

->>>> Tham khảo thêm: Giá dịch vụ ly hôn trọn gói

>>>>> Tham khảo: Thủ tục ly hôn

5/5 - (6 bình chọn)