Thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo

  • Tác giả: Phương Thảo |
  • Cập nhật: 04/05/2023 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 412 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Quảng cáo đang là một lựa chọn hàng đầu của cá nhân, tổ chức kinh doanh mong muốn đưa sản phẩm tới nguồi tiêu dùng một cách nhanh nhất. Vậy, muốn quảng cáo sản phẩm thì gồm những điều kiện gì? Thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo là cơ quan nào?

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo.

Điều kiện quảng cáo

Theo quy định tại Điều 20 – Luật quảng cáo năm 2012, cụ thể:

– Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

– Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.

– Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thì đảm bảo điều kiện theo Điều này.

Bên cạnh đó, đối với từng phương tiện quảng cáo khác nhau thì phải đáp ứng một số điều kiện khác.

Thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo

Cấp giấy phép quảng cáo được thực hiện ở các cơ quan khác nhau chứ không phải chỉ thực hiện ở một cơ quan duy nhất. Tương ứng với mỗi loại sản phẩm khác nhau sẽ do các cơ quan khác nhau. Cụ thế như sau:

– Cục Quản lý Dược cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.

– Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cương vi chất dinh dưỡng, sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em.

– Cục Quản lý khám, chữa bệnh cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y Tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật.

– Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp Y học cổ truyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật.

– Cục Quản lý môi trường y tế cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.

– Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế (ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Y tế).

– Mỹ phẩm của cơ sở đứng tên trên phiếu công bố mỹ phẩm có trụ sở chính đặt tại địa bàn quản lý của Sở Y tế.

>>>>>> Tham khảo thêm: Giấy phép quảng cáo mỹ phẩm

Hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm

Hoạt động quảng cáo, có những hành vi bị nghiêm cấm là:

– Làm tiết lộ bí mật Nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và an toàn xã hội.

– Quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

– Sử dụng quốc kì, Đảng kì, quốc huy, quốc ca hoặc giai điệu quốc ca, hình ảnh Lãnh tụ, hình ảnh đồng tiền Việt Nam, hình ảnh biển giao thông để quảng cáo.

– Quảng cáo gian dối.

– Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường và trật tự an toàn giao thông, lợi dụng quảng cáo để xúc phạm danh dự, uy tín hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

– Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép thự chiện ở thời điểm quảng cáo.

– Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật cấm quảng cáo hoặc cấm kinh doanh.

Hoạt động quảng cáo và hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể chỉ tồn tại ranh giới rất mong manh. Để đảm bảo trật tự thương mại trong khi hoạt dộng xúc tiến thương mại. Pháp luật nghiêm cấm một số hoạt động quảng cáo thương mại và những cấm đoán này có thực hiện theo Luật Quảng cáo năm 2012, cụ thể:

– Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh hoặc cấm quảng cáo (rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên, thuốc lá, thuốc kích dục, thuốc kê theo đơn và các hàng hóa khác có quy định cấm quảng cáo).

– Quảng cáo làm tiết lộ bí mật Nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.

– Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

– Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.

– Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến dự tôn nghiêm đối với Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kì, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo ĐẢng, Nhà nước.

– Quảng cáo có tính chất kì thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.

– Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.

– Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

– Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàn ghóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thực phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàn hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

– Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.

– Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa – Thể Thao và Du lịch.

– Quảng cáo có nội udng cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

– Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

– Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.

– Ép cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.

– Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

Như vậy, Thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi còn phân tích thêm một số hành vi quảng cáo bị cấm cũng như điều kiện xin cấp giấy phép quảng cáo.

Khi có nhu cầu xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng, quý khách hàng có thể truy cập vào website: https://luathoangphi.vn để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.

5/5 - (5 bình chọn)