Hiệp định TBT là gì
Hiệp định TBT là một thuật ngữ không được sử dụng thường xuyên tại Việt Nam. Chính vì vậy mà nhiều cá nhân, tổ chức không nắm được khái niệm hiệp định TBT là gì? Vì sao cần phải có hiệp định này?… Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp cá nhân, tổ chức hiểu rõ các nội dung trên.
Hiệp định TBT là gì?
TBT là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Technical Barriers to Trade” được dịch là Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (hay các rào cản kỹ thuật trong thương mại). Đó là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình nhằm đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (còn gọi là các biện pháp kỹ thuật – biện pháp TBT).
Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh… Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu.
Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được nước nhập khẩu sử dụng để bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”. Khái niệm hiệp định TBT là gì cũng đã được giải đáp.

TBT và các tổ chức thương mại
Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT)
Là một trong số 29 văn bản pháp lý nằm trong Hiệp định WTO, quy định nghĩa vụ của các thành viên nhằm đảm bảo rằng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, thủ tục đánh giá sự phù hợp không tạo ra những cản trở không cần thiết đối với thương mại.
Các nhóm nghĩa vụ trong Hiệp định TBT bao gồm:
– Đối xử với hàng hoá xuất khẩu của một nước không kém ưu đãi hơn so với cơ chế đối xử đối với hàng hoá sản xuất trong nước (đối xử quốc gia) hoặc đối với hàng xuất khẩu của một nước khác (đối xử tối huệ quốc);
– Khuyến khích các thành viên dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế đó hài hoà;
– Minh bạch trong quá trình xây dựng, áp dụng và thực hiện các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
– Các yêu cầu về thủ tục liên quan tới việc thông báo cho WTO các vấn đề có liên quan tới TBT.
– Quy chế thực hành tốt (Phụ lục 3) của Hiệp định TBT mở rộng các nguyên tắc này đối với tiêu chuẩn.
Hiệp định TBT áp dụng với:
– Quy chuẩn kỹ thuật;
– Quy trình đánh giá sự phù hợp;
– Tiêu chuẩn;
– Tất cả các sản phẩm gồm công nghiệp và nông nghiệp đều là đối tượng điều chỉnh.
Hiệp định TBT không áp dụng với: Mua sắm Chính phủ, các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến dịch vụ, các biện pháp vệ sinh dịch tể (SPS).
Các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TBT:
– Tránh sự cản trở không cần thiết cho thương mại.
– Nguyên tắc không phân biệt đối xử: Gồm đãi ngộ tối huệ quốc MFN (mỗi thành viên sẽ dành cho sản phẩm của một thành viên khác đối xử không kém ưu đãi hơn đối xử mà thành viên đó dành cho sản phẩm của một nước thứ ba), đãi ngộ quốc gia (mỗi thành viên sẽ không dành cho sản phẩm của công dân nước mình đối xử ưu đãi hơn so với sản phẩm của người nước ngoài).
– Nguyên tắc hài hòa của Hiệp định TBT.
– Nguyên tắc về tính tương đương: Yêu cầu các thành viên chấp nhận các quy chuẩn KT khác với quy chuẩn KT của chính quốc gia đó, miễn sao đáp ứng được cùng một mục tiêu chính sách.
– Nguyên tắc thừa nhận lẫn nhau: Tiến đến cấp một chứng chỉ – Kiểm tra một lần – Được chấp nhận ở một nơi.
– Nguyên tắc minh bạch hóa.
Vì sao phải có Hiệp định TBT?
Bên cạnh thắc mắc về hiệp định TBT là gì, cá nhân cũng cần phải tìm hiểu lý do nó lại cần thiết. Trong thương mại tồn tại hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Hàng rào KT là hàng rào phi thuế quan. Mỗi quốc gia đều cần thiết xây dựng và duy trì cho mình một hàng rào KT hợp pháp để bảo vệ con người, vật nuôi, sức khỏe, môi trường… dẫn đến số lượng các quy chuẩn KT và tiêu chuẩn rất nhiều.
Chính các nội dung về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp, các hiệp định hay thoả thuận song phương và đa phương liên quan, các văn bản pháp luật liên quan… tạo thành nhóm các yếu tố có tính rào cản thương mại (nói cách khác các rào cản thương mại được hình thành từ nội dung của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, pháp lý kỹ thuật…).
Bên cạnh đó có những hàng rào KT được dựng lên để hạn chế thương mại và trở thành rào cản đối với thương mại quốc tế và trái với nguyên tắc của thương mại tự do mà tổ chức WTO đề ra. Để loại bỏ các rào cản KT trong thương mại, tổ chức WTO đã đưa ra văn bản pháp lý là Hiệp định TBT như một luật chung để đảm bảo rằng quy định của các nước thành viên không được tạo ra những rào cản không cần thiết cho thương mại quốc tế.
Như vậy, với những nội dung mà chúng tôi trình bày ở trên, cá nhân, tổ chức chắc chắn đã hiểu rõ hiệp định TBT là gì. Hy vọng chúng sẽ hữu ích đối với mọi người.

Cách đặt tên thương hiệu hay và ấn tượng
Cập nhật: 19/08/2021

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Quản trị thương hiệu là gì? Chiến lược quản trị thương hiệu
Cập nhật: 19/08/2021

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Hình thức nhượng quyền thương hiệu
Cập nhật: 19/08/2021

Cách xây dựng thương hiệu cá nhân hay nhất
Cập nhật: 19/08/2021

Đại sứ thương hiệu là gì? Vai trò của đại sứ thương hiệu
Cập nhật: 19/08/2021

Tam thất có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Táo đỏ có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Nấm linh chi có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Hạt chia có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Lá vối có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Hoa đu đủ đực có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Dầu dừa có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Uống nước dừa có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Ăn dứa có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Cây xạ đen có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Bột sắn dây có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Lá tía tô có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Hướng dẫn lắp đặt máy điều hòa chi tiết từ A-Z
Cập nhật: 19/08/2021

Thẻ tín dụng là gì? Lợi ích khi sử dụng thẻ tín dụng
Cập nhật: 19/08/2021

Ý tưởng kỷ niệm ngày thành lập công ty
Cập nhật: 19/08/2021

Quốc hội là cơ quan gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Nha Trang thuộc miền nào?
Cập nhật: 19/08/2021

Phú Thọ – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 19/08/2021

Hải Phòng – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 19/08/2021

Lâm Đồng thuộc miền nào? Lâm Đồng có gì chơi?
Cập nhật: 19/08/2021

Nghệ An Thuộc Miền Nào – Thanh Hóa Nghệ An Là Miền Trung Hay Bắc
Cập nhật: 19/08/2021

Bình Phước – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 19/08/2021

Tìm hiểu về tỉnh Quảng Nam thuộc miền nào của Việt Nam
Cập nhật: 19/08/2021

Tổng quan về Quảng Trị
Cập nhật: 19/08/2021

Thanh Hóa – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 19/08/2021

Nam Định – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 19/08/2021

Từ 01/7/2023: Ai được tăng lương?
Cập nhật: 19/08/2021

Cha mẹ ly hôn phải cấp dưỡng cho con đến bao nhiêu tuổi?
Cập nhật: 19/08/2021

Chồng vay tiền để đánh bạc, vợ có nghĩa vụ phải trả nợ không
Cập nhật: 19/08/2021