Tạm đình chỉ công việc có phải là hình thức kỷ luật không?
Tạm đình chỉ công việc được nhiều người sử dụng lao động áp dụng hiện nay trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật người lao động. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề tạm đình chỉ công việc, không ít những băn khoăn, thắc mắc được đặt ra, đặc biệt là thắc mắc: tạm đình chỉ công việc có phải là hình thức kỷ luật không?
Chính vì vậy, TBT Việt Nam thực hiện bài viết này nhằm tháo gỡ một số vướng mắc cơ bản Quý vị thường có về tạm đình chỉ công việc, mời Quý vị theo dõi bài viết để có thêm thông tin tham khảo cho mình.
Tạm đình chỉ công việc là gì?
Tạm đình chỉ công việc được hiểu là một biện pháp theo quy định của pháp luật, là việc mà người sử dụng lao động áp dụng đối với người lao động khi người lao động vi phạm nội quy lao động nhưng chưa thể xác định rõ lỗi của người lao động là lỗi gì, mức độ nghiêm trọng ra sao mà việc vi phạm đó có nhiều khía cạnh phức tạp ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả công việc của doanh nghiệp, nếu để người lao động tiếp tục làm việc thì sẽ có thể gây khó khăn trong việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ.
Khi đó người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc đối với người lao động sau khi được sự đồng ý của chức công đoàn.
Trường hợp nào tạm đình chỉ công việc?
Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc đối với người lao động kh có sự đồng ý của chức công đoàn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người sử dụng cũng có thể áp dụng tạm đình chỉ công việc đối với người lao động.
Tại khoản 1, điều 28, Bộ luật Lao động 2019 quy định vêf tạm đình chỉ công việc như sau:
“ Điều 128. Tạm đình chỉ công việc
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên”.
Như vậy, theo khoản 1, điều 128, Bộ luật Lao động 2019 thì không phải trường hợp nào người sử dụng lao động cũng được tạm đình chỉ công việc đối với người lao động. Người sử dụng chỉ được tạm đình chỉ công việc đối với người lao động khi người lao động vi phạm nội quy dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nhưng vụ việc có tĩnh chất phức tạp và cần thời gian để điều tra, thu thấp chứng cứ.
Trong thời gian điều tra vụ việc, xét thấy nếu để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho công tác điều tra, xác minh thì người sử dụng lao động mới đưa ra quyết định tạm điều chỉ công việc đối với người lao động.
Mục đích của việc tạm đình chỉ công việc là tạo điều kiện để điều tra, xavs minh, thu thập chứng cứ để giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, thuận tiện hơn, ngoài ra nó cũng là căn cứ để kỷ luật lao động một cách công bằng hơn. Vì vậy, trước khi quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công việc, chủ sử dụng lao động phải thông qua ý kiến của tổ chức công đoàn.
Nếu tổ chức công đoàn không nhất chí thì người sử dụng lao động vẫn có có quyền áp dụng phương pháp tạm đình chỉ công việc đối với người lao động nhưng tự chịu trách nhiệm quyết định của mình.
Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động sẽ không được đi làm, đồng nghĩa với việc là không có thu nhập để đảm bỏ cuộc sống gia đình. Vì vậy, khoản 2, điều 128, Bộ luật Lao động 2019 quy định rằng Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Thời gian tạm đình chỉ công việc tối đa?
Với việc không được đi làm dẫn đến không có thu nhập để bảo đảm cuộc sống của người lao động và gia đình của họ nên pháp luật cũng quy định về thời gian tạm đình chỉ công việc như sau:
Tại khoản 2, điều 128 quy định “Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày”.
So với quy định về thời hạn tạm đình chỉ công việc trong Bộ luật Lao động 2012 thì nhìn chung không có gì thay đổi. Theo đó thời hạn tạm đình chỉ công việc đối với người lao động là không quá 15 ngày. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp đặc biệt, người lao động có thể bị tạm định chỉ đến không qua 90 ngày.
Tạm đình chỉ công việc có phải hình thức kỷ luật?
Theo quy định của Bộ luật lao động 2019 thì kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định. Trong đó có 4 hình thức xử lý kỷ luật lao động, gồm có:
+ Khiển trách;
+ Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng;
+ Cách chức;
+ Sa thải.
Trong 4 hình thức kỷ luật lao động mà Bộ luật lao động 2019 quy định không có hình thức nào liên quan đên Tạm đình chỉ công việc. Hơn nữa, Tạm đình chỉ công việc là một biện pháp pháp lý theo quy định của pháp luật. Tạm đình chỉ là việc mà người sử dụng lao động áp dụng đối với người lao động khi người lao động vi phạm nội quy lao động.
Việc tạm đình chỉ công việc là để phục vụ cho công tác điều tra, xác minh sự việc một cách nhanh chóng hơn chứ không phải một hình thức phạt đối với người lao động.
Từ những phân tích trên, với câu hỏi: tạm đình chỉ công việc có phải là hình thức kỷ luật không? có thể kết luận rằng Tạm đình chỉ công việc không phải là một hình thức kỷ luật lao động và cũng không phải là thủ tục bắt buộc đối với người sử dụng lao động khi xử lý kỷ luật người lao động.
Tư tạm đình chỉ công việc qua tổng đài 19006560
Nếu như quý khách cần tư vấn thêm về vấn đề tạm đình chỉ công việc có phải là hình thức kỷ luật không? hoặc tư vấn về những vấn đề khác thì hãy gọi ngay đến số 19006560 để được chúng tôi hỗ trợ.

Đăng ký nhãn hiệu hàng thời trang
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu mỹ phẩm như thế nào ?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 như thế nào?
Cập nhật: 13/08/2021

Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu hay không?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu quán trà chanh
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu FUJIANIKO cho nhóm sản phầm 04
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu miLKY FOODS cho nhóm mua bán các sản phẩm sữa
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký bảo hộ thương hiệu thiết bị điện tử
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho bình ắc quy
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu rau củ quả tươi như thế nào ?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phầm làm từ vải
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký bảo hộ thương hiệu thời trang
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mỹ phẩm – Tư vấn sở hữu trí tuệ
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng Ký Thương Hiệu Cho Vật Liệu Xây Dựng Năm 2023
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ kinh doanh bất động sản
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm kính đeo mắt
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu cửa hàng thú cưng như thế nào ?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký bảo hộ thương hiệu nước súc miệng
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho nước rửa tay
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phòng cháy
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu để làm gì?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu tại Cần Thơ như thế nào?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu PESAN cho nhóm vật liệu xây dựng
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu thẩm mỹ viện như thế nào ?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu nhà hàng
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu cho đồ nội thất
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu dịch vụ chăm sóc làm đẹp spa
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu ở đâu?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu cửa hàng thú cưng như thế nào ?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu tại Cần Thơ như thế nào?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu tại Vĩnh Phúc
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký thương hiệu phòng khám
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu hạt điều như thế nào ?
Cập nhật: 13/08/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm
Cập nhật: 13/08/2021