So sánh kinh tế bao cấp và kinh tế thị trường
Kinh tế bao cấp và kinh tế thị trường là hai hình thức tổ chức kinh tế ở nước ta gắn liền với sự thay đổi của tình hình chính trị. Vậy hai hình thức tổ chức kinh tế này có điểm gì giống và khác nhau?
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết So sánh kinh tế bao cấp và kinh tế thị trường.
Giới thiệu về kinh tế bao cấp
Nền kinh tế bao cấp ở nước ta diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1976 đến năm 1986.Nước ta xây dựng theo mô hình chủ nghĩa xã hội giống như Liên Xô (cũ).
Trong thời kì bao cấp cơ chế quản lý kinh tế của nước ta chính là cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Kinh tế tư nhân dần bị xoá bỏ trong nền kinh tế, nhường chỗ cho kinh tế nhà nước chỉ huy. Trong nền kinh tế bao cấp, hàng hoá được phân phối theo chế độ tem phiếu do nhà nước nắm toàn quyền điều hành, hạn chế đến thủ tiêu việc mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển tự do hàng hóa từ địa phương này sang địa phương khác.
Việc phân phối lương thực, thực phẩm sẽ dựa theo đầu người, xét theo hộ khẩu. Do đó, chế độ hộ khẩu được hình thành. Nổi bật nhất là sổ gạo, trong đó có ấn định số lượng và các mặt hàng được phép mua dựa trên số khẩu trong một gia đình.
Giới thiệu về kinh tế thị trường
Năm 1986 đất nước ta thực hiện chính sách đổi mới và phát triển, xây dựng và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã được đặt ra từ Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986), được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 và các văn kiện của Đảng và Nhà nước.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Ở nền kinh tế thị trường, trong trường hợp lượng cầu hàng hoá lớn hơn lượng cung thì giá cả hàng hoá sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung.
Đơn vị sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn đồng nghĩa với việc có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mô sản xuất. Ngược lại, những đơn vị sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả thì sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp dẫn đến khả năng cạnh tranh kém, bị đào thải nhanh chóng.
So sánh kinh tế bao cấp và kinh tế thị trường
Nền kinh tế bao cấp và kinh tế thị trường ở nước ta có nhiều điểm giống và khác nhau. Cụ thể như sau:
– Giống nhau:
+ Cả hai hình thức tổ chức kinh tế bao cấp hay kinh tế thị trường đều thuộc sự quản lý và chi phối điều khiển bởi Nhà nước nhằm phục vụ lợi ích cho nhân dân.Tuy nhiên, mức độ can thiệp của nhà nước ở các nền kinh tế là khác nhau.
+ Cả hai kiểu kinh tế bao cấp hay kinh tế thị trường đều chịu sự tác động của cơ chế thị trường với hệ thống các quy luật: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ…
– Khác nhau:
+ Thứ nhất: Trong nền kinh tế bao cấp, nhà nước hoàn toàn độc quyền phối hàng hoá, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao.
Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn; định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương… đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu.Cụ thể, chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn định số lượng và mặt hàng được phép mua.
Trong nền kinh tế thị trường sẽ có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp tư nhân; Nhà nước không độc quyền phân phối hàng hóa nữa. Các doanh nghiệp được Nhà nước tạo điều kiện để phát triển. Khi đó lãi lỗ thì sẽ do Doanh nghiệp chịu trách nhiệm.
+ Thứ hai: Trong kinh tế bao cấp các cơ quan hành chính được can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và sẽ không phải chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định của cơ quan hành chính gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất, kinh doanh.Tuy nhiên đối với nền kinh tế thị trường các cơ quan hành chính chỉ được đảm nhận vai trò của mình mà không được can thiệp. Đối với các doanh nghiệp có sự góp mặt vốn đầu tư nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm trước các rủi ro của mình.
+ Thứ ba: Trong nền kinh tế bao cấp quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu, việc phân phối hàng hoá chủ yếu dựa vào hệ thống tem phiếu. Mua hàng gì thì có tem phiếu hàng đó. Một phần tiêu biểu của thời kỳ bao cấp là đồng tiền Việt Nam bị mất giá. Lương của công nhân cũng được trả bằng hiện vặt thay vì tiền mặt.
Nền kinh tế thị trường quan hệ hàng hóa – tiền tệ được coi trọng. Nền kinh tế thị trường không sử dụng tem phiếu mà tiền tệ được đẩy mạnh lưu thông và phát hành.
+ Thứ tư: Nền kinh tế bao cấp đất nước đóng cửa, không giao lưu buôn bán hay ngoại giao với các quốc gia khác trên thế giới nên hàng hóa rất khan hiếm và dựa chủ yếu trên sự tụ cung tự cấp của nền kinh tế trong nước.Đối với nền kinh tế thị trường chính sách mở cửa hàng hóa nhập khẩu mạnh và rộng rãi. Nguồn hàng hóa phong phú và đa dạng trong cả nước và giá cả cạnh tranh.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề So sánh kinh tế bao cấp và kinh tế thị trường. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

Cách đặt tên thương hiệu hay và ấn tượng
Cập nhật: 01/11/2021

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?
Cập nhật: 01/11/2021

Quản trị thương hiệu là gì? Chiến lược quản trị thương hiệu
Cập nhật: 01/11/2021

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Hình thức nhượng quyền thương hiệu
Cập nhật: 01/11/2021

Cách xây dựng thương hiệu cá nhân hay nhất
Cập nhật: 01/11/2021

Đại sứ thương hiệu là gì? Vai trò của đại sứ thương hiệu
Cập nhật: 01/11/2021

Tam thất có tác dụng gì?
Cập nhật: 01/11/2021

Táo đỏ có tác dụng gì?
Cập nhật: 01/11/2021

Nấm linh chi có tác dụng gì?
Cập nhật: 01/11/2021

Hạt chia có tác dụng gì?
Cập nhật: 01/11/2021

Lá vối có tác dụng gì?
Cập nhật: 01/11/2021

Hoa đu đủ đực có tác dụng gì?
Cập nhật: 01/11/2021

Dầu dừa có tác dụng gì?
Cập nhật: 01/11/2021

Uống nước dừa có tác dụng gì?
Cập nhật: 01/11/2021

Ăn dứa có tác dụng gì?
Cập nhật: 01/11/2021

Cây xạ đen có tác dụng gì?
Cập nhật: 01/11/2021

Bột sắn dây có tác dụng gì?
Cập nhật: 01/11/2021

Lá tía tô có tác dụng gì?
Cập nhật: 01/11/2021

Hướng dẫn lắp đặt máy điều hòa chi tiết từ A-Z
Cập nhật: 01/11/2021

Thẻ tín dụng là gì? Lợi ích khi sử dụng thẻ tín dụng
Cập nhật: 01/11/2021

Ý tưởng kỷ niệm ngày thành lập công ty
Cập nhật: 01/11/2021

Quốc hội là cơ quan gì?
Cập nhật: 01/11/2021

Nha Trang thuộc miền nào?
Cập nhật: 01/11/2021

Phú Thọ – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 01/11/2021

Hải Phòng – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 01/11/2021

Lâm Đồng thuộc miền nào? Lâm Đồng có gì chơi?
Cập nhật: 01/11/2021

Nghệ An Thuộc Miền Nào – Thanh Hóa Nghệ An Là Miền Trung Hay Bắc
Cập nhật: 01/11/2021

Bình Phước – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 01/11/2021

Tìm hiểu về tỉnh Quảng Nam thuộc miền nào của Việt Nam
Cập nhật: 01/11/2021

Tổng quan về Quảng Trị
Cập nhật: 01/11/2021

Thanh Hóa – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 01/11/2021

Nam Định – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 01/11/2021

Từ 01/7/2023: Ai được tăng lương?
Cập nhật: 01/11/2021

Cha mẹ ly hôn phải cấp dưỡng cho con đến bao nhiêu tuổi?
Cập nhật: 01/11/2021

Chồng vay tiền để đánh bạc, vợ có nghĩa vụ phải trả nợ không
Cập nhật: 01/11/2021