Say rượu đi xe máy gây tại nạn bị xử lý như thế nào?
Hiện nay, tình trạng uống bia rượu khi tham gia giao thông diễn ra ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến an toàn về sức khỏe, tính mạng không chỉ của bản thân và cả những người khác. Nhiều người điều khiển xe máy vẫn còn xem nhẹ việc uống rượu khi tham gia giao thông và không biết những chế tài đối với hành vi này.
Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này, qua bài viết Say rượu đi xe máy gây tại nạn bị xử lý như thế nào? chúng tôi xin gửi tới quý vị những thông tin:
Quy định của pháp luật về uống rượu bia khi tham gia giao thông
Trước khi đi vào giải đáp Say rượu đi xe máy gây tại nạn bị xử lý như thế nào? chúng tôi lưu ý tới Quý độc giả quy định của pháp luật về uống rượu bia khi tham gia giao thông.
Theo khoản 6, Điều 5 Luật Phòng chống tác hại của rượu bia 2019 có quy định:
“ Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
[…] 6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”
Ngoài ra, theo khoản 8, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, sửa đổi 2018 quy định:“ Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở” là hành vi bị nghiêm cấm.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, người điều khiển xe máy tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó, khi say rượu đi xe máy thì sẽ bị xử phạt theo các quy định của pháp luật về hành chính, hình sự và bồi thường theo dân sự.
Mức xử phạt hành chính khi uống rượu đi xe máy gây tai nạn
Theo quy định tại Điểm c Khoản 6; Điểm c Khoản 7; Điểm e Khoản 8; Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, pháp luật quy định về các mức phạt khác nhau áp dụng với từng trường hợp người điều khiển xe máy sử dụng rượu bia:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng đối với người điều khiển trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Như vậy, dựa theo nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở thì người sử dụng rượu bia đi xe máy gây tai nạn thì bị xử phạt theo từng mức khác nhau theo từng trường hợp.
Trách nhiệm hình sự khi say rượu đi xe máy gây tai nạn
Theo Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, khi bạn uống rượu điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông mà thuộc các trường hợp trên thì bạn sẽ phải chịu thêm trách nghiệm hình sự như là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù tùy vào từng trường hợp và mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Trách nghiệm bồi thường của người say rượu đi xe máy gây tai nạn
Ngoài bị xử phạt hành chính và chịu trách nhiệm hình sự, người đi xe máy say rượu còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bị hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản theo quy định tại Điều 590 hoặc Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 theo từng trường hợp cụ thể:
– Trường hợp bị hại thiệt hại về sức khỏe, thì người điều khiển xe máy gây tai nạn phải bồi thường:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
+ Khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại gánh chịu
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
– Trường hợp bị hại thiệt hại về tính mạng, thì người điều khiển xe máy gây tai nạn phải bồi thường:
+ Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như chúng tôi đã nêu trên;
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
+ Khoản tiền khác bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
Trong quá trình tham khảo bài viết Say rượu đi xe máy gây tại nạn bị xử lý như thế nào? Quý vị có thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6560 để được giải đáp nhanh chóng, trân trọng!
->>>>>> Tham khảo thêm: Lý lịch tư pháp

Chưa ly hôn mà có con với người khác có làm giấy khai sinh cho con được không?
Cập nhật: 07/03/2022

Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,25
Cập nhật: 07/03/2022

Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng vay tài sản
Cập nhật: 07/03/2022

Dịch vụ Tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Visa lao động là gì? Điều kiện để cấp visa lao động cho người lao động nước ngoài
Cập nhật: 07/03/2022

Gia hạn giấy phép lao động tối đa được mấy lần?
Cập nhật: 07/03/2022

Chủ tịch hội đồng quản trị là người nước ngoài có cần xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 07/03/2022

Vốn điều lệ mở văn phòng công chứng?
Cập nhật: 07/03/2022

Kết hôn với người Việt Nam có được miễn giấy phép lao động?
Cập nhật: 07/03/2022

Miễn giấy phép lao động là gì? Trường hợp miễn giấy phép lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục gia hạn giấy phép lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Thời hạn giấy phép lao động bao lâu?
Cập nhật: 07/03/2022

Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Cập nhật: 07/03/2022

Danh sách bệnh viện đủ điều kiện khám sức khỏe xin giấy phép lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục xác nhận người nước ngoài không phải xin cấp giấy phép lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cần những giấy tờ gì?
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục xác nhận người nước ngoài không thuộc trường hợp cấp giấy phép lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo cơ quan thuế hay không?
Cập nhật: 07/03/2022

Thời gian tạm ngừng kinh doanh như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Bổ sung ngành nghề kinh doanh mất bao nhiêu lâu
Cập nhật: 07/03/2022

Mẫu quyết định thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Cập nhật: 07/03/2022

Thành lập địa điểm kinh doanh có phải nộp thuế môn bài?
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký thương hiệu sạc dự phòng như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu hàng thời trang
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký thương hiệu mỹ phẩm như thế nào ?
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu hay không?
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký thương hiệu quán trà chanh
Cập nhật: 07/03/2022