Rừng sản xuất là gì?
Nhằm phát triển kinh tế xã hội quốc gia, đầu tư vào đất rừng sản xuất ngày càng trở thành xu hướng bất động sản trong những năm gần đây bởi nhu cầu rất lớn về gỗ trong việc sử dụng, chế biến, xuất khẩu. Do vậy, để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về Rừng sản xuất là gì?, TBT Việt Nam xin gửi tới Quý vị những thông tin qua bài viết sau đây.
Rừng sản xuất là gì?
Rừng sản xuất được xác định là rừng đạt tiêu chí về rừng tự nhiên, rừng trồng theo đúng quy định của pháp luật và không thuộc các tiêu chí của rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo Điều 8 Nghị định 156/2018/NĐ-CP.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về rừng sản xuất tuy nhiên, ta có thể hiểu Rừng sản xuất (Production Forests) là loại rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh các loại gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp với rừng phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.
Ngoài việc giải đáp rừng sản xuất là gì? chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ những thông tin có liên quan ở các phần tiếp theo của bài viết.
Phân loại rừng sản xuất
Theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017, Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng và Quyết định 49/2016/QĐ-TTg ban hành qui chế quản lí rừng sản xuất, rừng sản xuất bao gồm: rừng tự nhiên và rừng trồng.
1/ Rừng tự nhiên
Rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc là tái sinh có trồng bổ sung.
Rừng tự nhiên bao gồm: rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh. Căn cứ vào trữ lượng bình quân trên một hecta rừng tự nhiên được phân loại thành: Rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng chưa có trữ lượng.
Rừng tự nhiên phải đạt các tiêu chí:
– Độ tàn che của các loài cây thân gỗ, tre nứa, cây họ cau là thành phần chính của rừng tự nhiên từ 0,1 trở lên.
– Diện tích liền vùng trên 0,3 ha.
– Chiều cao trung bình của cây rừng là thành phần chính của rừng tự nhiên được phân chia tùy theo các điều kiện lập địa như sau:
+ Rừng tự nhiên trên đồi, núi đất và đồng bằng: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;
+ Rừng tự nhiên trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;
+ Rừng tự nhiên trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,5 m trở lên;
+ Rừng tự nhiên trên núi đá, đất cát, đất ngập mặn và các kiểu rừng ở điều kiện sinh thái đặc biệt khác: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên.
2/ Rừng trồng
Đây là loại rừng được trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn liên doanh, liên kết không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước).
Rừng trồng bao gồm:
– Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng,
– Rừng trồng lại sau khai thác hoặc do các nguyên nhân khác,
– Rừng trồng cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt
– Rừng trồng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng sau khai thác.
Rừng trồng phải đạt các tiêu chí sau đây:
– Độ tàn che của cây rừng trồng từ 0,1 trở lên.
– Diện tích liền vùng trên 0,3 ha.
– Chiều cao trung bình của cây rừng được phân chia tùy theo các điều kiện lập địa như sau:
+ Rừng trồng trên đồi, núi đất và đồng bằng, trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;
+ Rừng trồng trên núi đá có đất xen kẽ, trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;
+ Rừng trồng trên đất cát, đất ngập mặn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên.
Rừng sản xuất có vai trò gì?
Vai trò của rừng nói chung và rừng sản xuất nói riêng là một vấn đề không cần phải bàn bạc nhiều bởi nó giữ vai trò vô cùng quan trọng và chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa môi trường và các sinh vật. Chúng tôi xin trình bày khái quát vai trò của rừng sản xuất trong đời sống, sản xuất; trong nền kinh tế được thể hiện như sau:
Thứ nhất: Rừng điều hòa không khí, tạo oxy, giúp cho không khí trong lành bởi chức năng quang hợp của cây xanh.
Thứ hai: Rừng sản xuất cũng giúp điều tiết nước, phòng lũ lụt, xói mòn, ngăn chặn gió bão; Giúp đất tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng thêm các tiềm năng của đất; là nơi trú ngụ của động vật, chống cát di động ven biển,
Thứ ba: Trong nền kinh tế rừng cung cấp củi, nguồn gỗ, là vật liệu để giúp cho các cá nhân, tổ chức xây dựng, để phục vụ các ngành công nghiêp chế biến gỗ, giấy, gỗ trụ mô, … tăng nguồn thu cho nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, rừng sản xuất còn cung cấp nhiều nguồn dược liệu quý, nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống của con người.
Có nên mua đất rừng sản xuất?
Là một nhà đầu tư thông minh và bắt kịp xu hướng thì đầu tư kinh doanh vào rừng sản xuất là một lựa chọn sáng suốt bởi các lý do sau đây:
Thứ nhất: Nhu cầu sử dụng gỗ ở trong và ngoài nước rất lớn. Qua nhiều khảo sát thì nguồn cung thị trường hiện nay về nguồn gỗ chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, chế biến, cũng như xuất khẩu.
Thứ hai: Hiện nay ngành sản xuất gỗ lớn trong nước chỉ đáp ứng được tầm 20% nhu cầu trong nước và phải nhập khẩu từ nước ngoài đến 80%.
Thứ ba: Nguồn tài nguyên đất rừng của nước ta hiện tại chưa được thực hiện khai thác tốt, chỉ mới khai thác ở một phần nhỏ lẻ và chưa áp dụng được công nghệ kỹ thuật hiện đại trong việc khai thác gỗ.
Thứ tư: Các ngành kinh doanh bất động sản là các căn hộ, đất nền tại thành phố, hay cận thành phố hiện tại nguồn cung đã quá cầu dẫn tới khả năng sinh lợi từ việc đầu tư này thấp, tính thanh khoản không cao.
Đất có rừng sản xuất được trồng cây gì để đạt được hiệu quả cao?
Trên thực tế, để mang đến hiệu quả cao trong khai thác và trồng rừng thì các cá nhân, tổ chức cần phải chọn những giống cây chịu được điều kiện khí hậu của quốc gia, chịu được điều kiện không tưới nước, sinh trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao.
Và ở Việt Nam hiện nay, bạch đàn cao sản là giống cây trồng đáp ứng các đều kiện trên như: chịu được điều kiện ít nước, sinh trưởng nhanh, có năng xuất cao và có thể tái đầu tư và thu được năng xuất đợt hai.
Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết rừng sản xuất là gì? Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi theo Tổng đài 1900 6560 để được giải đáp nhanh chóng.

Cách đặt tên thương hiệu hay và ấn tượng
Cập nhật: 19/08/2021

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Quản trị thương hiệu là gì? Chiến lược quản trị thương hiệu
Cập nhật: 19/08/2021

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Hình thức nhượng quyền thương hiệu
Cập nhật: 19/08/2021

Cách xây dựng thương hiệu cá nhân hay nhất
Cập nhật: 19/08/2021

Đại sứ thương hiệu là gì? Vai trò của đại sứ thương hiệu
Cập nhật: 19/08/2021

Tam thất có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Táo đỏ có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Nấm linh chi có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Hạt chia có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Lá vối có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Hoa đu đủ đực có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Dầu dừa có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Uống nước dừa có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Ăn dứa có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Cây xạ đen có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Bột sắn dây có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Lá tía tô có tác dụng gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Hướng dẫn lắp đặt máy điều hòa chi tiết từ A-Z
Cập nhật: 19/08/2021

Thẻ tín dụng là gì? Lợi ích khi sử dụng thẻ tín dụng
Cập nhật: 19/08/2021

Ý tưởng kỷ niệm ngày thành lập công ty
Cập nhật: 19/08/2021

Quốc hội là cơ quan gì?
Cập nhật: 19/08/2021

Nha Trang thuộc miền nào?
Cập nhật: 19/08/2021

Phú Thọ – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 19/08/2021

Hải Phòng – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 19/08/2021

Lâm Đồng thuộc miền nào? Lâm Đồng có gì chơi?
Cập nhật: 19/08/2021

Nghệ An Thuộc Miền Nào – Thanh Hóa Nghệ An Là Miền Trung Hay Bắc
Cập nhật: 19/08/2021

Bình Phước – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 19/08/2021

Tìm hiểu về tỉnh Quảng Nam thuộc miền nào của Việt Nam
Cập nhật: 19/08/2021

Tổng quan về Quảng Trị
Cập nhật: 19/08/2021

Thanh Hóa – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 19/08/2021

Nam Định – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 19/08/2021

Từ 01/7/2023: Ai được tăng lương?
Cập nhật: 19/08/2021

Cha mẹ ly hôn phải cấp dưỡng cho con đến bao nhiêu tuổi?
Cập nhật: 19/08/2021

Chồng vay tiền để đánh bạc, vợ có nghĩa vụ phải trả nợ không
Cập nhật: 19/08/2021