Quyền và nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp của người thành lập doanh nghiệp

  • Tác giả: Phương Thảo |
  • Cập nhật: 11/12/2021 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 424 Lượt xem
Đánh giá post

Tổ chức, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp thì cần phải thực hiện nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tổ chức, cá nhân có thể tự lựa chọn loại hình doanh nghiệp mà mình muốn thành lập nhưng phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Vậy quyền và nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp của người thành lập doanh nghiệp như thế nào. Nội dung bài viết sau của TBT Việt Nam sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề này.

Quyền và nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp của người thành lập doanh nghiệp

– Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và được nhà nước bảo hộ.

– Người thành lập doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Nghị định 78/2015 Nghị định chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

– Nghiêm cấm việc các cơ quan đăng ký kinh doanh và những cơ quan khác gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân khi tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ về đăng ký doanh nghiệp.

– Cơ quan có thẩm quyền như bộ, cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp không được ban hành các quy định về đăng ký doanh nghiệp áp dụng riêng cho ngành hoặc cho địa phương của mình.

Như vậy quyền và nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp của người thành lập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 5 của Nghị định 78/2015 như trên.

Trình tự, thủ tục khi đăng ký thành lập doanh nghiệp

Đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo trình tự thủ tục như sau:

Người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận khi có đầy đủ các giấy tờ theo quy định; tên của doanh nghiệp đã được điền vào giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; có thông tin địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; nộp phí, nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp đầy đủ theo quy định.

Khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan có thẩm quyền sẽ trao giấy biên nhận về việc đã nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho người nộp hồ sơ.

Tiếp đó phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện trong thời gian là ba ngày làm việc từ ngày nhận được hồ sơ.

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ sẽ cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản yêu cầu người nộp hồ sơ sửa đổi bổ sung theo đúng quy định trong thời gian là ba ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Như vậy quyền và nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp của người thành lập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại nghị định 78/2015 Nghị định về đăng ký doanh nghiệp do đó tổ chức, cá nhân có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục như trên.

->>>>> Tham khảo thêm : thành lập địa điểm kinh doanh

Nội dung thông tin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Quy định về quyền và nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp của người thành lập doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện việc thành lập doanh nghiệp.

Để doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật thì người thành lập doanh nghiệp cần nộp hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải có đủ các điều kiện là ngành nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh; tên của doanh nghiệp phải được đặt theo đúng quy định pháp luật; cần có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ; nộp đầy đủ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

– Có tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp là một dãy số được tạo bởi hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập.Mỗi doanh nghiệp chỉ có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

Mã số doanh nghiệp được sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, về thủ tục hành chính và các quyền, nghĩa vụ khách của doanh nghiệp.

– Thông tin địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

– Có thông tin về họ tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức trong trường hợp là công ty trách nhiệm hữu hạn.

– Thông tin về vốn điều lệ của doanh nghiệp.

->>>>> Tham khảo thêm : thành lập chi nhánh công ty

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi đã nộp hồ sơ và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

Nội dung công bố bao gồm các nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin về ngành nghề kinh doanh; danh sách của cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Thời hạn thực hiện thông báo công khai là 30 ngày từ ngày được được công khai.

Tổ chức, cá nhân có thể tự mình thực hiện thủ tục này tuy nhiên để việc thực hiện được nhanh chóng và tiết kiệm thời gian quý khách hàng có thể ủy quyền cho TBT Việt Nam chúng tôi thực hiện thủ tục này.

Không chỉ hỗ trợ về dịch vụ thành lập doanh nghiệp hiệu quả, công bố nội dung dung đăng ký doanh nghiệp sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chúng tôi còn hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc có liên quan của khách hàng.

Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp khách hàng nắm được quyền và nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp của người thành lập doanh nghiệp. Mọi thông tin thắc mắc cần hỗ trợ tư vấn hay cần sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp quý khách hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 1900 6560 để được chuyên viên tư vấn trực tiếp và chi tiết nhất.

->>>>> Tham khảo thêmtạm ngừng kinh doanh

->>>>> Tham khảo thêm : thành lập hộ kinh doanh cá thể

Đánh giá post