Hành lang pháp lý về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhìn từ thực tiễn

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 02/05/2022 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 250 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Hành lang pháp lý về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhìn từ thực tiễn

Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 (LDN 2020). Văn bản luật này có khá nhiều quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cả trên phương diện chỉ định lẫn trên phương diện quyền và nghĩa vụ của chức danh này. Bài viết tập trung phân tích các ưu điểm và hạn chế của các quy định này dưới góc nhìn từ thực tiễn, đồng thời đánh giá một số tác động tới hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng.

1. Khái niệm và thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật

Khoản 1 Điều 137 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 (BLDS) nêu rõ rằng người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: (i) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; (ii) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; và (iii) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. Người đại diện theo pháp luật có quyền nhân danh doanh nghiệp thực hiện hai chức năng là xác lập và thực hiện giao dịch dân sự của doanh nghiệp trong phạm vi đại diện được nêu trong điều lệ của pháp nhân hay theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 134 BLDS và khoản 1 Điều 141 BLDS) và trong trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo các căn cứ trên thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của doanh nghiệp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (khoản 2 Điều 141 BLDS).

Khoản 1 Điều 12 LDN 2020 quy định “người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.

>>>>> Tìm hiểu thêm bài viết: Thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty

Từ định nghĩa này có thể thấy:

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhất thiết phải là một cá nhân;

– Người đại diện theo pháp luật đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch của doanh nghiệp;

– Người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho doanh nghiệp trong tố tụng tại Tòa án và trước Trọng tài.

Bất cập của định nghĩa nêu trên là chỉ nhắc đến việc thực thi thanh toán giao dịch nhân danh doanh nghiệp mà vô tình lại bỏ quên tính năng xác lập thanh toán giao dịch nhân danh doanh nghiệp – vốn là một trong những quyền hạn then chốt của chế định người đại diện theo pháp luật. Dù biết định nghĩa này pháp luật mở là người đại diện theo pháp luật được triển khai “ những quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm khác theo lao lý của pháp luật ”, tức là được triển khai quyền xác lập thanh toán giao dịch nêu trong BLDS, tuy nhiên việc không nêu một cách đơn cử quyền hạn này trong văn bản luật chuyên ngành này cũng là một điều đáng tiếc .

2. Chỉ định người đại diện theo pháp luật

Theo quy định tại khoản 1 Điều 137 BLDS, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân1 bao gồm:

– Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

– Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

– Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

Khoản 2 Điều 12 LDN 2020 nêu rõ “điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”. Khoản 7 Điều 12 LDN 2020 cũng quy định mở theo hướng “Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, người đại diện theo pháp luật được chỉ định trong điều lệ của công ty (thường dưới dạng chức danh quản lý nào của công ty sẽ giữ vai trò là người đại diện theo pháp luật thay vì chỉ định định danh một cá nhân cụ thể2), theo quy định của pháp luật3 hoặc do Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tố tụng khác chỉ định theo quy định của pháp luật4.

Khoản 5 và khoản 6 Điều 12 LDN 2020 cũng ngầm định thẩm quyền cử / thay thế sửa chữa người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu của công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn ( Trách Nhiệm Hữu Hạn ) một thành viên, Hội đồng thành viên của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn hai thành viên trở lên và Hội đồng quản trị của công ty CP. Cần quan tâm thêm rằng, họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số sách vở pháp lý của cá thể là người đại diện theo pháp luật của công ty là một nội dung bắt buộc trên giấy ghi nhận ĐK doanh nghiệp ( khoản 3 Điều 28 LDN 2020 ) .

3. Chế độ nhiều người đại diện theo pháp luật

Pháp luật của nhiều nước như Anh, Pháp hay Thụy Sĩ công nhận việc công ty có thể có nhiều người đại diện. Khoản 2 Điều 12 LDN 2020 mở ra khả năng đối với công ty TNHH và công ty cổ phần được có nhiều người đại diện theo pháp luật với điều kiện điều lệ công ty phải quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật đó.

Giải pháp này có thể giúp việc xác lập và thực hiện giao dịch nhanh chóng và thuận tiện hơn, hạn chế việc phải ủy quyền, qua đó nắm bắt, tận dụng được các cơ hội kinh doanh. Điều này thực sự có ý nghĩa đối với các công ty có quy mô lớn hay có nhiều hoạt động kinh doanh. Quy định này sẽ giúp tránh trường hợp người đại diện duy nhất của doanh nghiệp bất hợp tác, không thực hiện các yêu cầu của thành viên/cổ đông trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp trong nội bộ cũng như giao dịch với bên ngoài công ty5. Giải pháp này cũng giúp khắc phục khó khăn trong tố tụng khi người đại diện theo pháp luật bỏ trốn mà các thành viên hay cổ đông cố tình không làm thủ tục cử người đại diện theo pháp luật vì lợi ích của công ty.

Trong thực tế, việc phân chia thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật có thể theo lĩnh vực hay khu vực hoạt động của công ty, quy mô, giá trị hay tính chất của giao dịch, hợp đồng…

Khoản 3 Điều 54 LDN 2020 quy định Công ty TNHH hai thành viên trở lên “phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty”. Như vậy, nếu công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì ít nhất một người đại diện theo pháp luật phải là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty; còn nếu điều lệ công ty không quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trong trường hợp công ty TNHH một thành viên, khoản 3 Điều 79 LDN 2020 đặt ra nguyên tắc tương tự: “công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty”.

Đối với công ty cổ phần, khoản 2 Điều 137 LDN 2020 quy định về người đại diện theo pháp luật mặc định của công ty như sau: “trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty”. Như vậy, nếu công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người này nhất thiết phải là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty theo quy định tại điều lệ; còn trong trường hợp điều lệ không có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty. Nếu công ty có hai người đại diện theo pháp luật thì hai người đó chỉ có thể là Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty.

Trong trường hợp một trong số những người đại diện xác lập hay thực hiện giao dịch vượt quá hay không thuộc phạm vi đại diện của mình thì sẽ dẫn tới hệ quả pháp lý nào? Khoản 2 Điều 12 LDN 2020 quy định: “nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Như vậy, khi ký hợp đồng tín dụng hay hợp đồng bảo đảm với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng phải nghiên cứu kỹ điều lệ của doanh nghiệp để xác định liệu người đại diện theo pháp luật mà doanh nghiệp đề xuất, hay người được người đại diện theo pháp luật này ủy quyền có thẩm quyền ký hợp đồng nhân danh doanh nghiệp hay không. Và chỉ trong trường hợp điều lệ không phân chia rõ thẩm quyền của từng người đại diện theo pháp luật thì bất cứ người đại diện theo pháp luật nào hay người được người này ủy quyền ký hợp đồng với tổ chức tín dụng mới ràng buộc doanh nghiệp. Quy định này có mục đích bảo vệ các bên thứ ba ngay tình khi tham gia giao dịch với doanh nghiệp, tuy rằng cơ chế này chỉ áp dụng trong trường hợp điều lệ công ty không phân định rõ thẩm quyền của từng người đại diện theo pháp luật. Nói cách khác, cách tiếp cận của người làm luật còn khá dè dặt.

Về điểm này, pháp luật của Anh đi xa hơn khi quy định vì lợi ích của mọi bên thứ ba giao dịch với một công ty một cách ngay tình, quyền hạn của các giám đốc (người đại diện) được nhân danh công ty (hoặc ủy quyền lại cho người khác hành động nhân danh công ty) được coi như không chịu bất cứ giới hạn nào theo các văn bản nội bộ (nghị quyết của công ty hay của bất cứ nhóm cổ đông nào, hoặc bất cứ thỏa thuận nào giữa các thành viên của công ty hay của bất cứ nhóm cổ đông nào)6. Theo đó, một bên giao dịch với công ty không có nghĩa vụ phải tìm hiểu việc giới hạn thẩm quyền của người đại diện và được coi là hành động ngay tình trừ khi công ty có thể chứng minh được điều ngược lại và cũng không bị xem là không ngay tình chỉ vì biết rằng một giao dịch cụ thể vượt quá thẩm quyền của người đại diện theo quy định của các văn bản nội bộ của công ty7.

Thực ra, đối với công ty hợp danh, LDN 2020 (khoản 1 Điều 184) đã có cách tiếp cận tương tự khi quy định “các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó”. Thiết nghĩ, cách tiếp cận này cần được mở rộng áp dụng cả cho công ty TNHH và công ty cổ phần vì sẽ công bằng hơn cho các bên thứ ba và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trên phương diện thực tế, việc tìm thông tin về quyền hạn người đại diện theo pháp luật có thể mất nhiều thời gian và khó khăn8. Thực vậy, do thông tin về danh tính người đại diện theo pháp luật là một nội dung bắt buộc trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (khoản 3 Điều 28 LDN 2020) và doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông tin này, nên khi xác lập hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có thể tìm thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp9 (khoản 1 Điều 32 LDN 2020) hoặc trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh (trong trường hợp này phải nộp phí) (Điều 33 LDN 2020). Tuy nhiên, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chỉ được nêu trong điều lệ mà điều lệ không phải là một nội dung đăng ký doanh nghiệp phải được công bố đối với mọi loại hình công ty. Đối với công ty cổ phần, điểm a khoản 2 Điều 176 LDN 2020 quy định điều lệ của công ty phải được công bố trên trang thông tin điện tử của công ty. Tương tự, doanh nghiệp Nhà nước phải công bố điều lệ trên trang thông tin điện tử của công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu (điểm a khoản 1 và khoản 4 Điều 109 và Điều 73 LDN 2020). Tuy nhiên, do (i) không phải doanh nghiệp nào cũng có trang thông tin điện tử, (ii) các điều luật này không quy định rõ nghĩa vụ của doanh nghiệp phải công bố điều lệ cập nhật nhất và (iii) doanh nghiệp có thể viện ra lỗi kỹ thuật về mạng để trốn tránh nghĩa vụ này, cho nên việc tìm kiếm thông tin về điều lệ trên trang thông tin điện tử có thể sẽ không thực sự khả thi trong một số trường hợp.

Để có được các thông tin này, tổ chức tín dụng cần phải (i) yêu cầu doanh nghiệp cung cấp bản sao cập nhật nhất của điều lệ hoặc (ii) nếu nghi ngờ hay do doanh nghiệp không hợp tác, liên hệ với cơ quan đăng ký kinh doanh để xin các thông tin này do điều lệ thuộc hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Cần lưu ý là cơ quan đăng ký kinh doanh không có nghĩa vụ phải cung cấp các thông tin này. Chính vì vậy, nên nêu rõ mục đích sử dụng thông tin yêu cầu cung cấp thông tin về doanh nghiệp và có thể kèm theo bằng chứng về mục đích này.

Cần quan tâm, LDN 2020 không cấm việc người đại diện theo pháp luật của công ty hoàn toàn có thể ủy quyền cho một cá thể khác triển khai những quyền hạn của mình ( ví dụ điển hình như ký kết hợp đồng ) dưới hình thức ủy quyền chung hay ủy quyền theo vấn đề. Thông thường điều lệ của công ty sẽ lao lý rõ về chế độ ủy quyền lại này. Nếu điều lệ không pháp luật rõ, bên được chuyển nhượng ủy quyền hoàn toàn có thể là một người không thuộc nhân sự của công ty .

4. Tính thường trực của chức danh người đại diện theo pháp luật

Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 LDN 2020, “doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền”. Quy định này dường như ngầm định rằng, trong trường hợp công ty có nhiều người đại diện theo pháp luật thì khi một trong số họ xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam thì đương nhiên (những) người còn lại sẽ thực hiện các thẩm quyền của người này10. Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 LDN 2020, trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:

– Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;

– Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Như vậy, trong trường hợp này ủy quyền được tự động gia hạn theo quy định của pháp luật, tức là theo quy định của LDN 202011.

Đối với công ty TNHH có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì thành viên còn lại12 đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty (khoản 6 Điều 12 LDN 2020).

Trừ trường hợp nêu trên, đối với doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty (khoản 5 Điều 12 LDN 2020).

5. Hậu quả của việc vi phạm bổn phận chung

Khoản 1 Điều 72 LDN 2020 nêu rõ quyền của thành viên và của công ty TNHH được khởi kiện trách nhiệm dân sự của người đại diện theo pháp luật trong các trường hợp vi phạm quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý vốn được nêu một cách khá rộng, chẳng hạn như khi thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách không cẩn trọng hay trái với quy định của pháp luật13 hay của điều lệ. Đối với công ty cổ phần, Điều 166 LDN 2020 quy định có thể khởi kiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới đối với các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc để yêu cầu hoàn trả lợi ích hoặc bồi thường thiệt hại cho công ty hoặc người khác mà không đề cập rõ việc khởi kiện người đại diện theo pháp luật. Tuy vậy, do Điều 13 LDN 2020 đặt ra nguyên tắc chung là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ của mình nên có thể áp dụng quy định này để khởi kiện người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần trong trường hợp có thêm người đại diện theo pháp luật không phải là Chủ tịch Hội đồng quản trị hay Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.

Khi công ty gây thiệt hại cho một bên thứ ba thì về nguyên tắc phải bồi thường cho bên này dù là trách nhiệm trong hay ngoài hợp đồng. Như vậy, nếu người đại diện theo pháp luật vi phạm một hay nhiều nghĩa vụ chung của mình mà pháp luật đã quy định và gây thiệt hại cho bên thứ ba thì sau khi công ty đã bồi thường cho bên thứ ba này thì có thể khởi kiện yêu cầu người đại diện theo pháp luật hoàn trả số tiền bồi thường đã trả cho bên thứ ba này theo khoản 2 Điều 13 và khoản 2 Điều 12 LDN 2020. Thêm vào đó, khi áp dụng các quy định này, ngay cả trong trường hợp công ty bị xử phạt vi phạm hành chính (chẳng hạn do vi phạm pháp luật cạnh tranh, pháp luật quảng cáo…) do lỗi của người đại diện theo pháp luật thì cũng có thể khởi kiện trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật.

Việc truy cứu trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật nói riêng và của người quản lý doanh nghiệp nói chung xuất phát từ nguyên tắc quyền hạn đi liền với trách nhiệm. Đây cũng là xu hướng chung của các nền luật tiên tiến cho dù LDN 2020 dường như vẫn chỉ dừng lại ở việc trách nhiệm dân sự mà chưa mở rộng ra các chế tài khác mà công ty có thể sử dụng để tăng cường hơn nữa trách nhiệm của người quản lý.

Từ những phân tích ở trên có thể thấy, LDN 2020 về cơ bản đã quy định được các khía cạnh khác nhau của chế định người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, cách tiếp cận của văn bản luật này còn khá dè dặt và có những hạn chế nhất định. Các tổ chức tín dụng cần thận trọng tìm hiểu về người có thẩm quyền ký hợp đồng để hạn chế nguy cơ hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu.

1Doanh nghiệp là một loại pháp nhân thương mại ( khoản 2 Điều 75 BLDS ) .

2Điều này giúp tránh trường hợp phải sửa đổi điều lệ khi cá thể đó không thao tác hay thôi giữ chức vụ quản trị cần có để làm người đại diện theo pháp luật theo lao lý của pháp luật .

3Chẳng hạn, chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật mặc định của doanh nghiệp ( khoản 3 Điều 190 LDN 2020 ) .

4Chẳng hạn, khoản 2 Điều 47 của Luật Phá sản số 51/2014 / QH13 ngày 19 tháng 6 năm năm trước trao quyền cho Tòa án được đổi khác người đại diện theo pháp luật theo đề xuất của hội nghị chủ nợ hoặc quản tài viên, doanh nghiệp quản trị, thanh lý tài sản trong trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không có năng lực quản lý, doanh nghiệp có tín hiệu vi phạm những hoạt động giải trí bị cấm sau khi có quyết định hành động mở thủ tục phá sản .

5

 Hoàng Thanh Tuấn, “Luật Doanh nghiệp năm 2014 – Tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình thành lập, hoạt động”, , truy cập ngày 10/4/2015.

6Điều 40 Luật Công ty 2006 ( Companies Act 2006 ) .

7Xem thêm Tim Sewell, Companies vol. 10 ( 1 ) – Directors and other officers, shareholders, shares and share capital ( Lexis Nexis, 2017 ), para. 76 .

8Chẳng hạn, tổ chức triển khai tín dụng thanh toán thường phải tìm kiếm những thông tin này trước khi cấp tín dụng thanh toán hay trong quy trình khởi kiện tương quan đến khoản tín dụng thanh toán đã cấp .

9Tại địa chỉ : https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx .

10Để tránh rủi ro đáng tiếc vô hiệu vì nguyên do thẩm quyền ký hợp đồng, trong trường hợp này tổ chức triển khai tín dụng thanh toán vẫn nên nhu yếu doanh nghiệp cung ứng chuyển nhượng ủy quyền của người đại diện theo pháp luật đã xuất cảnh khỏi Nước Ta cho người đại diện theo pháp luật đang cư trú tại Nước Ta nếu thẩm quyền ký hợp đồng thuộc về người đại diện theo pháp luật đã xuất cảnh khỏi Nước Ta .

11Theo pháp luật tại khoản 1 Điều 140 BLDS, “ thời hạn đại diện được xác lập theo văn bản chuyển nhượng ủy quyền, theo quyết định hành động của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo lao lý của pháp luật ” .

12Thành viên còn lại được hiểu là một cá thể vì như nghiên cứu và phân tích ở trên theo khoản 1 Điều 12 LDN 2020, người đại diện theo pháp luật phải là cá thể. Ở đây, cách viết của điều luật này chưa thực sự rõ ràng .

13Điều 13 LDN 2020 : “ Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp :

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm sau đây :

a ) Thực hiện quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm được giao một cách trung thực, thận trọng, tốt nhất nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp ;

b ) Trung thành với quyền lợi của doanh nghiệp ; không lạm dụng vị thế, chức vụ và sử dụng thông tin, tuyệt kỹ, thời cơ kinh doanh thương mại, gia tài khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc ship hàng quyền lợi của tổ chức triển khai, cá thể khác ;

c ) Thông báo kịp thời, không thiếu, đúng mực cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có tương quan của mình làm chủ hoặc có CP, phần vốn góp theo pháp luật của Luật này .

2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu nghĩa vụ và trách nhiệm cá thể so với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm pháp luật tại khoản 1 Điều này ” .

5/5 - (5 bình chọn)