Quyền bất khả xâm phạm là gì?

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 13/08/2021 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 598 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Mỗi công dân được sinh ra đều có những quyền nhất định và được nhà nước bảo hộ. Trong đó, quyền bất khả xâm phạm là một trong những quyền cơ bản nhất, được nhà nước bảo hộ bằng hệ thống pháp luật và cưỡng chế nhà nước. Tuy nhiên không phải cá nhân nào cũng hiểu quyền bất khả xâm phạm là gì và những vấn đề liên quan đến quyền bất khả xâm phạm.

Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, TBT Việt Nam sẽ trả lời cho bạn đọc câu hỏi Quyền bất khả xâm phạm là gì? và cung cấp những nội dung kiến thức, những quy định của pháp luật liên quan đến quyền bất khả xâm phạm.

Quyền bất khả xâm phạm là gì?

Quyền bất khả xâm phạm là một quyền cơ bản của công dân, là quyên không ai được phép xâm phạm đến quyền của một thực thể, một cá nhân trong xã hội, bao gồm các quyền:

+ Quyền bất khả xâm phạm về chủ quyền quốc gia, bao gồm việc xâm phạm đến nền độc lập, lãnh thổ, biên giới trên đất liền, trên biển, trên không, chủ quyền an ninh của quốc gia, dân tộc.

+ Quyền bất khả xâm phạm của công dân bao gồm quyền bất khả xâm phạm về tình mạng, sức khỏe, chỗ ở, thư tín. Mọi việc bắt, giữ, giam người, khám chỗ ở của người khác phải do cơ quan có thẩm quyền tiến hành (Trừ một số trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định) và phải tiền hành theo thủ tục do pháp luật quy định.

+ Quyền bất khả xâm phạm của Đại biểu Quốc hội, thi sĩ;

+ Quyền bất khả xâm phạm của cơ quan ngoại giao, nhân viên ngoại giao.

Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

Hiểu được khái niệm chung Quyền bất khả xâm phạm là gì? chúng ta tiếp tục tìm hiểu về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở – một trong các quyền bất khả xâm phạm cơ bản. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền cơ bản của công dân, được quy định trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và những văn bản pháp luật khác có liên quan.

Tại điều 20, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm như sau:

“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm”.

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được quy định tại điều 22, Hiến pháp 2013 như sau:

“1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở do luật định”

Quyền bát khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín cũng được quy định tại điều 21, Hiến pháp 2013 như sau:

“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”.

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được quy định như thê nào?

Như đã đề cập ở trên, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được quy định tại điều 22, Hiến pháp 2013. Theo đó có thể hiểu Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản nhất của công dân, trong đó không ai được phép tự tiện vào chỗ ở hoặc khám xét chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý hoặc không có sự đồng ý của cơ quan chắc năng.

Hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác sẽ bị xử lý như thế nào?

Hành vi xâm phạm nơi ở của người khác sẽ được xử lsy theo quy định của Pháp luật hình sự. Cụ thể, điều 158, Bộ luật hình sự 2015 quy định về hình thức xử lý vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

b) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ;

c) Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ;

d) Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm”

Trên đây là những chia sẻ của TBT Việt Nam xoay quanh chủ để Quyền bất khả xâm phạm là gì?. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài 1900 6560 để được chúng tôi tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn!

5/5 - (5 bình chọn)