Quy trình thành lập doanh nghiệp

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 11/12/2021 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 382 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Sự xuất hiện của doanh nghiệp là một trong những yếu tố để đánh giá tình hình phát triển của một quốc gia. Trong những năm gần đây các doanh nghiệp ở Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều.

Vậy những chủ thể nào sẽ được thành lập doanh nghiệp? Quy trình thành lập doanh nghiệp diễn ra như thế nào? Hãy cùng TBT Việt Nam đi tìm câu trả lời thông qua bài viết này.

Đối tượng được thành lập doanh nghiệp, tham gia góp vốn vào doanh nghiệp

Hiện nay theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam thì tùy từng lại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ quy định về chủ sở hữu khác nhau.

Nhưng nhìn chung lại sẽ gồm những điều kiện như sau:

– Các cá nhân, tổ chức trong xã hội đều được quyền thành lập doanh nghiệp hoặc tham gia góp vốn để thành lập doanh nghiệp, trù những cá nhân tổ chức quy định tại khoản 2 điều 18 Luật Doanh Nghiệp 2014.

Cụ thể những chủ thể đó là cơ quan nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang, công an nhân dân, cán bộ, công chức, những người đang bị truy cứu TNHS, bị mất hoặc hạn chế năng lực HVDS… thì không được quyền thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp.

– Ở doanh nghiệp tư nhân chỉ có 1 chủ sở hữu duy nhất thì pháp luật quy định đó phải là cá nhân, mang quốc tịch Việt Nam.

Còn ở những loại hình doanh nghiệp khác thì cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài vẫn có thể góp vốn thành lập doanh nghiệp, chỉ cần đạt đủ điều kiện là nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

->>>>> Tham khảo thêm : thành lập công ty tnhh

Quy trình thành lập doanh nghiệp

Ngoài việc cung cấp cho Qúy khách về các chủ thể được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp thì với nội dung tiếp theo, TBT Việt Nam sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách các thông tin về Quy trình thành lập doanh nghiệp.

Qúy khách có nhu cầu thành lập doanh nghiệp thì có thể tham khảo nội dung dưới đây của TBT Việt Nam.

Bước 1: Chuẩn bị thông tin để thành lập

Trước khi tiến hành chuẩn bị hồ sơ để đề nghị thành lập thì Qúy khách phải giải quyết được các vấn đề như sau:

– Quyết định về tên doanh nghiệp;

Tên doanh nghiệp được chủ sở hữu tự do lựa chọn, miễn có đầy đủ các yếu tố, đặc điểm mà pháp luật quy định, không bị trùng với các công ty khác hay không có yếu tố vi phạm đạo đứcm thuần phong mỹ tục…

– Quyết định về địa điểm đặt trụ sở doanh nghiệp;

Địa điểm được lựa chọn cần thuận tiện cho việc tìm kiếm, có địa chị hành chính rõ ràng, không gian đủ để phục vụ cho quá trình làm việc và tuân thủ theo các quy định của Luật Nhà ở.

– Quyết định về ngành nghề kinh doanh;

Chủ sở hữu được quyền lựa chọn các ngành nghề kinh doanh được pháp luật cho phép.

Khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh xong thì cần đối chiếu nhằm xác định thông tin liên quan đến mã ngành nghề đó để phục vụ cho quá trình chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập.

– Quyết định về người đại diện theo pháp luật

Vì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ là người thay mặt để giải quyết các công việc của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp cần lựa chọn cá nhân đáp ứng được các điều kiện pháp luật quy định.

Bước 2: Thành lập doanh nghiệp

1/ Soạn hồ sơ thành lập

Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị thành lập doanh nghiệp được soạn thảo theo mẫu hơn mà pháp luật ban hành kèm theo văn bản pháp luật;

– Nội dung điều lệ doanh nghiệp;

– Danh sách cá nhân, tổ chức là cổ đông/thành viên công ty kèm thông tin cá nhân;

– Giấy tờ chứng minh nhân thân của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

– Quyết định và biên bản cuộc họp quyết định thành lập doanh nghiệp;

– Tài liệu ghi nhận số vốn điều lệ và vốn pháp định (đối với ngành nghề pháp luật quy định);

– Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền

– Một số giấy tờ khác trong từng trường hợp cụ thể mà pháp luật quy định.

2/ Nộp hồ sơ

Hồ sơ sẽ được chuẩn bị thành 1 bộ và được nộp đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh

3/ Nhận kết quả

Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ có từ 3 đến 5 ngày để giải quyết hồ sơ, sau đó trả kết quả về cho phía doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ đầy đủ, đạt yêu cầu thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.

Trong 30 ngày làm việc, Cơ quan đnăg ký kinh doanh sẽ tiến hành công bố thông tin của doanh nghiệp lên hệ thống thông tin Quốc gia về doanh nghiệp.

Bước 3: Làm con dấu cho doanh nghiệp

Khi đã nhận được giấy chứng nhận thành lập thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ đem bản sao giấy chứng nhận đó đến cơ sở khắc dấu để làm con dấu

Sau khi làm con dấu xong thì doanh nghiệp gửi bản photo mẫu dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh để được công khai trên cổng thông tin.

Bước 4: Các thủ tục liên quan khác

1/ Nếu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Tùy từng ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì pháp luật sẽ quy định các loại chứng nhận khác nhau như: Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề…

Để được cấp giấy chứng nhận thì doanh nghiệp phải tiến hành chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ theo yêu cầu để xin cấp giấy chứng nhận tương ứng.

2/ Thủ tục tại cơ quan thuế

– Kê khai thuế ban đầu

– Nộp thuế môn bài theo quy định

– Các tài liệu liên quan đến Thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN…

Trên đây là toàn bộ nội dung về Quy trình thành lập doanh nghiệp. Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến TBT Việt Nam theo số tổng đài tư vấn pháp luật 19006560.

->>>>> Tham khảo thêm : thành lập công ty cổ phần

5/5 - (5 bình chọn)