Quy định pháp luật về quảng cáo mỹ phẩm

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 13/08/2021 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 416 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Quảng cáo mỹ phẩm hiện nay đang là một sự lựa chọn ưu tiên đối với các cá nhân tổ chức kinh doanh mỹ phẩm, khi muốn đưa sản phầm của mình tiếng gần hơn tới người tiêu dùng. Vậy, quy định của pháp luật về quảng cáo mỹ phẩm như thế nào?

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Quy định pháp luật về quảng cáo mỹ phẩm.

Khái niệm sản phẩm mỹ phẩm, giấy phép quảng cáo mỹ phẩm

Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thế con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thế, bảo về cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.

Giấy phép quảng cáo mỹ phẩm là xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Sở Y tế), cho phép nội dung quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm được sử dụng trên các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng. Tuy không có định nghĩa cụ thể về giấy phép quảng cáo mỹ phẩm, nhưng Nhà nước có hệ thống văn bản điều chỉnh nội dung xin cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm.

Quy định pháp luật về quảng cáo mỹ phẩm

Thứ nhất: Điều kiện xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm theo quy định của pháp luật:

– Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế.

– Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải phù hợp với các tài liệu, cụ thể:

+ Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về Dược.

+ Các tài liệu chứng minh tính an toàn và hiệu quả của mỹ phẩm và phải tuân thủ theo hướng dẫn công bố về tính năng sản phẩm mỹ phẩm của ASEAN.

+ Có đủ hồ sơ theo quy định.

+ Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam của đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm ủy quyền bằng văn bản.

Thứ hai: Hết hiệu lực của nội dung quảng cáo mỹ phẩm, tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm:

– Mỹ phẩm có số đăng ký lưu hành, Số Phiếu tiếp nhận bản công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm, số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm đã hết giá trị.

– Mỹ phẩm bị cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo ngừng sử dụng hoặc bị thu hồi sản phẩm.

– Có những thay đổi về thông tin ảnh hưởng đến tính an toàn và chất lượng của mỹ phẩm.

Do đó, cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan có liên quan, người phát hành quảng cáo để ngừng ngay việc phát hành thông tin, quảng cáo mỹ phẩm đó.

Thứ ba: Thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế:

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 – Thông tư số 09/2015/TT-BYT, quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y Tế. Cụ thể:

– Các tổ chức thuộc Bộ Y Tế có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo:

+ Cục Quản lý Dược cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuộc quy định tại khoản 1 – Điều 1 – Thông tư này.

+ Cục An toàn thực phẩm cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng; thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ quy định tại khoản 6 – Điều 1 – Thông tư này.

+ Cục Quản lý khám, chữa bệnh cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y Tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật.

+ Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật.

+ Cục Quản lý môi trường Y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.

+ Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo  trang thiết bị y tế (ký tên thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Y tế).

– Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với:

+ Mỹ phẩm của cơ sở đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm có trụ sở chính đặt tại địa bàn quản lý của Sở Y tế; trường hợp quảng cáo mỹ phẩm thông qua hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện thì Sở Y Tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo.

+ Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Giám đốc Sở Y Tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật.

– Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền:

+ Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

+ Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với hình thức quảng cáo thông qua hội nghị, hội thảo, sự kiện giới thiệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm quy định tại khoản 3 – Điều 1 – Thông tư này tổ chức trên địa bàn.

+ Trả lời ý kiến về nội dung quảng cáo thực phẩm có công bố tác dụng tới sức khỏe khi các cơ quan có thẩm quyền được giao nhiệm vụ cấp giấy xác nhận hoặc thẩm định nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến.

Như vậy, quy định pháp luật về quảng cáo mỹ phẩm đã được chúng tôi phân tích kỹ ở bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích tới quý bạn đọc thêm một số nội dung khác liên quan tới quảng cáo mỹ phẩm hoặc giấy phép quảng cáo

5/5 - (5 bình chọn)