Quản lý nhà nước là gì?
Quản lý nhà nước là thuật ngữ không còn xa lạ với những người làm việc trong các đơn vị nhà nước, làm công tác nghiên cứu chuyên ngành. Song để một người mới bắt đầu tìm hiểu thì đây không phải là thuật ngữ dễ nắm bắt, dễ bị hiểu sai.
Qua bài viết này, TBT Việt Nam sẽ gửi tới Quý độc giả những thông tin hữu ích, từ đó làm sáng tỏ: Quản lý nhà nước là gì?
Thế nào là quản lý?
– Định nghĩa quản lý
Quản lý là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý đối với các đối tượng chịu sự quản lý.Quản lý xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, lúc nào nếu ở nơi đó và lúc đó có hoạt động chung của con người.
– Mục đích và nhiệm vụ của hoạt động quản lý
Mục đích và nhiệm vụ của quản lý là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một hoạt động chung thống nhất của cả tập thể và hướng hoạt động chung đó theo những phương hướng thống nhất nhằm đạt được mục tiêu đã định trước.
– Cách thức thực hiện
Quản lý được thực hiện bằng tổ chức (phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ phụ thuộc của từng chủ thể trong hoạt động quản lý) và quyền uy.
Qua việc tìm hiểu khái niệm “quản lý” nói chung, Quý vị có tiền để làm sáng tỏ: Quản lý nhà nước là gì? ở phần nội dung tiếp theo của bài viết.
Thế nào là quản lý nhà nước?
– Định nghĩa quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của đất nước. Nói một cách khái quát, quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của đất nước. Bởi vậy, tất cả các cơ quan nhà nước đều có chức năng quản lý nhà nước.
– Đặc điểm của quản lý nhà nước
+ Cách thức quản lý nhà nước: Pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước. Bằng pháp luật, nhà nước có thể trao quyền cho các tổ chức hoặc các cá nhân để họ thay mặt, nhân danh nhà nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước.
+ Chủ thể trong quản lý nhà nước: Chủ thể trong quản lý nhà nước là các tổ chức và cá nhân mang quyền lực nhà nước trong quá trình tác động tới đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm: Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước.
+ Khách thể của quản lý nhà nước: Khách thể của quản lý nhà nước là trật tự quản lý nhà nước. Trật tự quản lý nhà nước do pháp luật quy định.
– Phân loại quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước được phân ra làm ba lĩnh vực chính, đó là: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực lập pháp, quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp (quản lý hành chính nhà nước) và quản lý hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
Có thể nói trong ba lĩnh vực trên thì quản lý hành chính nhà nước là hoạt động quản lý bao trùm và xuất hiện ở tất cả các cơ quan nhà nước và có phạm vi tác động vô cùng lớn.
Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị. Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành của nhà nước.
Dưới đây là những vấn đề nổi bật trong quản lý nhà nước:
– Quản lý nhà nước về tài sản nhà nước;
– Quản lý nhà nước về hải quan;
– Quản lý nhà nước về dân số và lao động;
– Quản lý nhà nước về văn hóa;
– Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ;
– Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo;
– Quản lý nhà nước về đối ngoại.
Xung quanh khái niệm “ Quản lý nhà nước”, Quý độc giả không chỉ có những băn khoăn như: Quản lý nhà nước là gì? Để được giải đáp những băn khoăn đó một cách nhanh chóng, Quý vị có thể liên hệ Tổng đài 1900 6560, chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ!
Tham khảo thêm : cờ đảng
Tham khảo thêm : biên bản thanh lý hợp đồng
Tham khảo thêm : giấy đề nghị thanh toán

Cách đặt tên thương hiệu hay và ấn tượng
Cập nhật: 05/12/2021

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?
Cập nhật: 05/12/2021

Quản trị thương hiệu là gì? Chiến lược quản trị thương hiệu
Cập nhật: 05/12/2021

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Hình thức nhượng quyền thương hiệu
Cập nhật: 05/12/2021

Cách xây dựng thương hiệu cá nhân hay nhất
Cập nhật: 05/12/2021

Đại sứ thương hiệu là gì? Vai trò của đại sứ thương hiệu
Cập nhật: 05/12/2021

Tam thất có tác dụng gì?
Cập nhật: 05/12/2021

Táo đỏ có tác dụng gì?
Cập nhật: 05/12/2021

Nấm linh chi có tác dụng gì?
Cập nhật: 05/12/2021

Hạt chia có tác dụng gì?
Cập nhật: 05/12/2021

Lá vối có tác dụng gì?
Cập nhật: 05/12/2021

Hoa đu đủ đực có tác dụng gì?
Cập nhật: 05/12/2021

Dầu dừa có tác dụng gì?
Cập nhật: 05/12/2021

Uống nước dừa có tác dụng gì?
Cập nhật: 05/12/2021

Ăn dứa có tác dụng gì?
Cập nhật: 05/12/2021

Cây xạ đen có tác dụng gì?
Cập nhật: 05/12/2021

Bột sắn dây có tác dụng gì?
Cập nhật: 05/12/2021

Lá tía tô có tác dụng gì?
Cập nhật: 05/12/2021

Hướng dẫn lắp đặt máy điều hòa chi tiết từ A-Z
Cập nhật: 05/12/2021

Thẻ tín dụng là gì? Lợi ích khi sử dụng thẻ tín dụng
Cập nhật: 05/12/2021

Ý tưởng kỷ niệm ngày thành lập công ty
Cập nhật: 05/12/2021

Quốc hội là cơ quan gì?
Cập nhật: 05/12/2021

Nha Trang thuộc miền nào?
Cập nhật: 05/12/2021

Phú Thọ – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 05/12/2021

Hải Phòng – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 05/12/2021

Lâm Đồng thuộc miền nào? Lâm Đồng có gì chơi?
Cập nhật: 05/12/2021

Nghệ An Thuộc Miền Nào – Thanh Hóa Nghệ An Là Miền Trung Hay Bắc
Cập nhật: 05/12/2021

Bình Phước – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 05/12/2021

Tìm hiểu về tỉnh Quảng Nam thuộc miền nào của Việt Nam
Cập nhật: 05/12/2021

Tổng quan về Quảng Trị
Cập nhật: 05/12/2021

Thanh Hóa – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 05/12/2021

Nam Định – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 05/12/2021

Từ 01/7/2023: Ai được tăng lương?
Cập nhật: 05/12/2021

Cha mẹ ly hôn phải cấp dưỡng cho con đến bao nhiêu tuổi?
Cập nhật: 05/12/2021

Chồng vay tiền để đánh bạc, vợ có nghĩa vụ phải trả nợ không
Cập nhật: 05/12/2021