Phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội
Các tổ chức, cá nhân khi muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp cần phải đến Phòng đăng ký kinh doanh để được hướng dẫn các thủ tục và nộp hồ sơ đăng ký theo quy định của pháp luật.
Vậy cá nhân, tổ chức muốn đăng ký kinh doanh tại Hà Nội thì đến Phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội nằm ở đâu và giải quyết những thủ tục hành chính gì cho họ. Bài viết “Phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội” xin gửi thông tin tới quý vị:
Chức năng, nhiệm vụ phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội?
Phòng đăng ký kinh doanh là phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội. Theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội có những chức năng, nhiệm vụ sau:
Về chức năng của Phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội:
– Thực hiện đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội.
– Phối hợp với các phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Về nhiệm vụ của Phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội:
– Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận xem xét tính hợp pháp của hồ sơ và hoàn trả hồ sơ đăng ký kinh doanh theo cơ chế “Một cửa”.
– Phòng đăng ký kinh doanh tham gia phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; chuẩn hóa, cập nhật các dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại Hà Nội lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại Hà Nội mà quản lý cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Cục thuế và các tổ chức, cá nhân, các cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật.
– Yêu cầu doanh nghiệp tại Hà Nội báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp theo quy định.
– Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp về nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
– Phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội có nhiệm vụ là hướng dẫn cơ quan đăng ký kinh doanh các quận về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn các cá nhận, tổ chức về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
– Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.
– Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật về doanh nghiệp khác ví dụ như là trường hợp giả mạo hồ sơ, người bị cấm thành lập doanh nghiệp,…
– Đề xuất các cơ chế, chính sách trong công tác đăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Khi lãnh đạo yêu cầu, Phòng đăng ký kinh doanh theo dõi, tổng hợp tình hình đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hàng tháng, quý, năm
– Thực hiện việc nghiên cứu, cải cách thủ tục hành chính, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của phòng.
– Quản lý con dấu, hồ sơ, tài liệu, tài sản đưuọc gia và thực hiện thu, nộp phí theo quy định của pháp luật.
Và các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư giao.
Phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội ở đâu?
Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội nằm tại tầng 3, Tòa nhà B10A, Khu Đô thị Nam Trung Yên, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tới Phòng đăng kí kinh doanh Hà Nội theo các cách như sau:
– Cách 1: Doanh nghiệp tự mình nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh.
– Cách 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng theo địa chỉ website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx.
Nộp hồ sơ theo cách này thì doanh nghiệp cần phải có tài khoản của website đó và sau khi nộp qua mạng thì doanh nghiệp vẫn phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng ký kinh doanh để so sánh đối chiếu với hồ sơ điện tử thì mới được nhận Giấy đăng ký kinh doanh;
– Cách 3: Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho tổ chức, đơn vị cung cấp các dịch vụ giúp doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Hình thức này tuy có mất một khoản chi phí nhưng là hình thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì có thể tiết kiệm được thời gian và rất đảm bảo hiệu quả, có thể thu về kết quả rất nhanh.
Thời gian làm việc của phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội?
Phòng đăng ký kinh doanh làm việc theo quy định của pháp luật Hành chính Việt Nam cụ thể như sau:
– Thời gian làm việc buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút;
– Thời gian làm việc buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ.
Phòng đăng ký kinh doanh làm việc từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần trừ các ngày lễ, Tết. Do đó các cá nhân tổ chức cần lưu ý khi nộp hồ sơ để có thể nộp hồ sơ đúng ngày, đúng giờ, không mất thời gian và công sức đi lại.
Thủ tục hành chính được thực hiện tại phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội
Phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội thực hiện những thủ tục hành chính bao gồm những việc như sau:
– Thực hiện các thủ tục tiếp nhận và xem xét giải quyết hồ sơ về đăng ký kinh doanh như: đăng ký thành lập doanh nghiệp; đăng ký cấp giấy phép kinh doanh; đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước hay nước ngoài; Sáp nhập doanh nghiệp, chuyển đổi doanh nghiệp.
– Thực hiện việc cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định của pháp luật doanh nghiệp; Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
– Thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh như thay đổi trụ sở chính doanh nghiệp, thay đổi tên doanh nghiệp, thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, thay đổi vốn điều lệ,…
– Thực hiện cập nhật bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp;
– Thực hiện thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp;
– Giải thể doanh nghiệp;
– v.v….

Thủ tục thành lập công ty tại Lâm Đồng
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục thành lập công ty tại huyện Phú Xuyên
Cập nhật: 16/12/2021

Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh?
Cập nhật: 16/12/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho sàn thương mại điện tử
Cập nhật: 16/12/2021

Việc góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên như thế nào?
Cập nhật: 16/12/2021

Mất giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có xin lại được không?
Cập nhật: 16/12/2021

Ví dụ về vốn điều lệ công ty cổ phần
Cập nhật: 16/12/2021

Mã Ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm?
Cập nhật: 16/12/2021

Mã ngành nghề kinh doanh phòng cháy chữa cháy
Cập nhật: 16/12/2021

Mã ngành nghề kinh doanh spa
Cập nhật: 16/12/2021

Mã ngành nghề xử lý rác thải?
Cập nhật: 16/12/2021

Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động gồm những gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Miễn giấy phép lao động là gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 16/12/2021

Thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ?
Cập nhật: 16/12/2021

Phương án tăng vốn điều lệ công ty cổ phần như thế nào?
Cập nhật: 16/12/2021

Hướng dẫn Thủ tục tăng vốn điều lệ Công ty TNHH
Cập nhật: 16/12/2021

Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất 2023
Cập nhật: 16/12/2021

Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần đề làm gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Tăng vốn điều lệ có lợi gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Hạch toán tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh
Cập nhật: 16/12/2021

Lý do tạm ngừng kinh doanh công ty?
Cập nhật: 16/12/2021

Chi phí thay đổi ngành nghề kinh doanh năm 2023
Cập nhật: 16/12/2021

Thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần năm 2023
Cập nhật: 16/12/2021

Doanh nghiệp nợ thuế có được tạm ngừng kinh doanh không?
Cập nhật: 16/12/2021

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh mới nhất
Cập nhật: 16/12/2021

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện 2023
Cập nhật: 16/12/2021

Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh năm 2023 thế nào?
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể 2023
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 16/12/2021

Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh qua mạng
Cập nhật: 16/12/2021

Có được tạm ngừng kinh doanh quá 2 năm không?
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh chi nhánh
Cập nhật: 16/12/2021