Phó từ là gì?

  • Tác giả: Phương Thảo |
  • Cập nhật: 16/12/2021 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 313 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Ngữ pháp tiếng Việt rất phong phó và đa dạng. Ngoài những bộ phận chính của câu như danh từ, động từ, tính từ thì để câu nói, đoạn văn thêm phần rõ nghĩa mà người viết, người người thường thêm các từ bổ trợ, điển hình như phó từ. Vậy Phó từ là gì? Ý nghĩa của phó từ trong câu là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài viết dưới đây.

Phó từ là gì?

Hiện nay theo hướng dẫn được ghi nhận tại Sách giáo khoa lớp 6 đã đưa ra định nghĩa cụ thể về phó từ, theo đó Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ, có tác dụng để bổ sung ý nghĩ cho động từ, tính từ.

Thông thường thì phó từ phố biến được sử dụng như: Vẫn, chưa, rất, thật, lắm… Ví dụ như:
– Chị ấy rất xinh đẹp

Phó từ rất có tác dụng bổ sung cho tính từ xinh đẹp để bộc lộ sự khen ngợi về vẻ đẹp của cá nhân đó

– Tôi rất yêu gia đình của mình

Phó từ “rất” đi kèm với yêu nhằm thể hiện mức độ tình cảm của người nói dành cho gia đình mình

– Người đó thật đáng ngưỡng mộ

Phó từ “thật” đi kèm với tính từ với tác dụng chính là bổ sung cho tính từ đó

Qua đây có thể thấy phó từ không có khả năng hay chức năng gọi tên sự vật, hành động hay tính chất như danh từ, tính từ và động từ. Vì vậy, phó từ là một loại hư từ, còn danh tự, động từ và tình từ được xác định là thực từ.

Phó từ có chức năng chính là luôn đi kèm với động từ, tính từ nhưng không đi kèm với danh từ. Ví dụ như khi đang nói chuyện hoặc trong văn chương thì các phó từ đi kèm với tính từ, động từ như: Đang xem phim, rất năng động, luôn luôn cố gắng…chứ không ai lại đi ghép với những danh từ.

Các loại phó từ

1/ Phó từ đứng trước tính từ và động từ

Đây là những phó từ được dùng với mục đích để giải thích rõ trạng thái, đặc điểm, hành động… của động từ hoặc tính từ mà nó đi kèm.

– Phó từ chỉ quan hệ về mặt thời gian. Ví dụ như: đã, từng, sắp, sẽ…

– Phó từ chỉ về mức độ. Ví dụ như: quá, khá, hơi…

– Phó từ chỉ về sự tiếp diễn. Ví dụ như: cũng, vẫn, thường…

– Phó từ chỉ về sự phủ định. Ví dụ như: chưa, chẳng, không…

– Phó từ thể hiện sự cầu khiến. Ví dụ như: đừng, thôi, hãy, chớ…

2/ Phó từ đứng sau tính từ và động từ

Đây là những phó từ có chức năng chính dùng để bổ sung thêm các nét nghĩa mới cho động từ, tính từ mà nó đi kèm.

– Phó từ thể hiện mức độ. Ví dụ như: quá, rất, lắm…

– Phó từ thể hiện khả năng. Ví dụ như: được, có lẽ, có thể…

– Phó từ thể hiện kết quả. Ví dụ: mất, đi, ra…

Ý nghĩa của phó từ trong quá trình sử dụng

Phó từ luôn kết hợp với tính từ và động từ để bổ sung, làm rõ nét nghĩa về thời gian, về sự tiếp diễn, về mức độ, về mặt phủ định, về mặt cầu khiến, về khả năng, về kết quả, về tần số và tình thái cho các từ mà nó đi kèm.

Ví dụ:

– Ngoài trời vẫn đang nắng to

Phó từ “vẫn” dùng để chỉ sự tiếp diễn của việc trời đang nắng

– Bầu trời rất âm u, không có một ánh nắng -> Phó từ “rất” dùng để nhấn mạnh sự âm u của bầu trời

– Mặc dù đoạn đường rất cao và gập ghềnh nhưng tôi không chịu khuất phục -> Phó từ “không” thể hiện sự phủ định

– Đừng làm những việc khiến cho gia đình thất vọng

-> Phó từ “đừng” thể hiện sắc thái cầu khiến

– Nếu không có sự đồng cảm sâu sắc với những người lính, nhà thơ Chính Hữu có lẽ đã không thể viết nên những câu thơ giàu cảm xúc đến thế -> Phó từ “có lẽ” để chỉ khả năng

– Bạn ý đã vô ý làm mất ví tiền khi đang đi dạo trong công viên với tôi

-> Phó từ “mất” bổ sung ý nghĩa về kết quả

– Thời học trò luôn để lại những dấu ấn đậm nét trong lòng mỗi người

-> Phó từ “luôn” chỉ tần suất

– Con chó đột nhiên sủa dữ dội

-> Phó từ “đột nhiên” chỉ tình thái

Một số ví dụ về phó từ

– Mẹ đã đi chợ về rồi: Phó từ “đã” ở đây chỉ quan hệ về mặt thời gian

– Thảo Cầm viên rất to và đẹp: Phó từ “rất” ở đây chỉ mức độ

– Ông nội em vẫn đang chăm hoa ngoài vườn: Phó từ “vẫn” chỉ sự tiếp diễn tương tự

– Cô em gái của tôi được học sinh giỏi: Phó từ “được” chỉ khả năng

Phân biệt giữa phó từ và trợ từ

– Về khái niệm:

+ Phó từ: Phó từ là những từ luôn đi kèm với động từ, tính từ với mục đích chính là nhằm bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ

+ Trợ từ: Trợ từ là những từ thường được đi kèm với các từ ngữ trong câu với mục đích nhằm nhấn mạnh hoặc để biểu thị một thái độ của sự vật hoặc hiện tượng trong quá trình nói hoặc viết. Ví dụ một số trợ từ thường gặp như: có, đích, ngay…

– Về ngữ pháp:

+ Phó từ: Phó từ thường được sử dụng với các từ chính, trọng tâm của câu, có thể đứng trước hoặc sau từ trung tâm trong câu

+ Trợ từ: Trợ từ có thể đứng đầu câu hoặc đứng ở vị trí giữa câu hay cuối câu. Trợ từ không ảnh hưởng trực tiếp đến từ chính trong câu và có thể sẽ bị lược bỏ bớt mà vẫn không làm ảnh hưởng đến kết cấu ngữ pháp trong câu.

– Về ngữ nghĩa:

+ Phó từ: Phò từ được sử dụng với mục đích chính là bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ về mặt thời gian, sự tiếp diễn và mức độ…

+ Trợ từ: Trợ từ giúp câu văn có sắc thái ý nghĩa, có tác dụng quan trọng nhằm biểu thị thái độ, cảm xúc, tâm trạng của người nói, người viết một cách hiệu quả.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Phó từ là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

5/5 - (6 bình chọn)