Phân biệt quyền con người và quyền công dân?

  • Tác giả: Thùy Linh |
  • Cập nhật: 13/08/2021 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 863 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Quyền con người và quyền công dân là những quyền cơ bản nhất của một con người. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể phân biệt quyền con người và quyền công dân. Qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp Quý vị phân biệt quyền con người, quyền công dân, giữa quyền con người và quyền công dân trong mối quan hệ tương quan.

Phân biệt quyền con người và quyền công dân?

Trong Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã quy định những nội dung quan trọng của quyền con người và quyền công dân. Trước hết chúng tôi sẽ phân tích những khái niệm sau:

+ Quyền con người: Quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có kể từ khi con người sinh ra.

+ Quyền công dân: Quyền công dân là những lợi ích pháp lý mà nhà nước thừa nhận và bảo vệ cho những người có quốc tịch nước mình đồng thời người đó có nghĩa vụ trung thành với đất nước.

Vậy làm thế nào để phân biệt quyền con người và quyền công dân?

Thứ nhất: Về nguồn gốc thì cùng với sự xuất hiện của nền văn minh cổ đại thì tư tưởng về quyền con người được hình thành. Trong khi đó quyền công dân chỉ xuất hiện khi diễn ra cuộc cách mạng tư sản (khoảng thế kỷ 16) vì trong bối cảnh cách mạng tư sản con người vốn được coi thần dân trong nền văn minh cổ đại trở thành công dân.

Thứ hai: Về nội hàm thì quyền con người có nội hàm rộng hơn so với quyền công dân. Quyền con người thể hiện mối quan hệ cá nhân – cộng đồng nhân loại. Trong khi đó quyền công dân có nội hàm hẹp hơn, là những quyền con người được nhà nước thừa nhận và áp dụng cho người có quốc tịch của nước mình.

Thứ ba: Về tính chất thì quyền con người là tự nhiên, vốn có, thể hiện địa vị của cá nhân với tư cách là công dân của một quốc gia với cộng đồng nhân loại. Quyền công dân có tính chất là được xác định bằng pháp luật của nhà nước, thể hiện vị thế là một công dân với quốc gia mà mình mang quốc tịch.

Thứ tư: Về phạm vi áp dụng thì quyền con người được áp dụng trên phạm vi toàn cầu mà không bị thay đổi theo hoàn cảnh, thời gian. Đối với quyền công dân chỉ được áp dụng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và có sự khác nhau về cơ chế áp dụng giữa các quốc gia.

Thứ năm: Về cơ chế bảo vệ thì quyền con người được bảo vệ thông qua các diễn đàn, qua cơ chế điều tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về vi phạm nhân quyền của các quan như Liên hợp quốc, các tổ chức liên chính phủ khu vực. Quyền công dân được bảo vệ thông qua cơ chế tài phán và Tòa án ở mối quốc gia.

Như vậy, qua phân tích trên thì Quý vị có thể phân biệt quyền con người và quyền công dân.

Quyền con người và quyền công dân trong mối quan hệ tương quan

Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân được thể hiện qua tính thống nhất biện chứng với nhau. Sự thống nhất thể hiện ở việc quyền con người và quyền công dân đều có đối tượng điều chỉnh là con người.

Quyền con người và quyền công dân tuy có tên gọi khác nhau nhưng không mâu thuẫn nhau mà bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Quyền con người và quyền công dân đều được pháp điển hóa trong hệ thống pháp luật của mỗi nước, tùy vào thể chế của mỗi nước.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo vệ quyền con người và quyền công dân trong Hiến pháp và các đạo luật khác, cụ thể là Luật cư trú, Bộ Luật dân sự, Bộ Luật Lao động……

Khó có thể phân biệt hoặc tách bạc riêng biệt giữa quyền con người và quyền công dân vì một cá nhân trong xã hội không thể là cá nhân toàn diện nếu cá nhân đó chỉ có quyền con người mà không có quyền công dân và ngược lại.

Khi quyền công dân được ghi nhận và bảo vệ thì đã đảm bảo thực hiện nội dung cơ bản của quyền con người. Do đó, về bản chất thì quyền con người và quyền công dân đếu là quyền của một cá nhân được phép làm và được Nhà nước, cộng đồng nhân loại tôn trọng, bảo vệ.

Qua những phân tích trên đây, Quý độc giả đã phần nào phân biệt quyền con người và quyền công dân. Quý vị còn những nội dung chưa rõ có liên quan đến bài viết có thể gửi về Tổng đài tư vấn 1900 6560 để được hỗ trợ kịp thời và chính xác, trân trọng!

Tham khảo : Mẫu nội quy công ty

Tham khảo : Mẫu đơn xin chuyển công tác

Tham khảo : Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng

 

5/5 - (5 bình chọn)