Phải làm gì khi không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội theo quy định năm 2024?

  • Tác giả: Cẩm Tú |
  • Cập nhật: 10/01/2024 |
  • Tư vấn bảo hiểm xã hội |
  • 1931 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Mỗi một người khi tham gia bảo hiểm xã hội kể cả bắt buộc hay tự nguyện đều sẽ được cung cấp sổ bảo hiểm xã hội ghi nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người đó.

Việc tham gia bảo hiểm xã hội là nhu cầu tất yếu, mục đích chung của những người tham gia bảo hiểm xã hội là để đảm bảo nguồn thu nhập trong thời điểm không có khả năng lao động như khi thai sản, hết tuổi lao động…

Đối với người lao động, để biết thông tin về quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của mình họ có thể xem trực tiếp sổ bảo hiểm xã hội hay thực hiện tra cứu theo các phương thức do cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn.

>> Tham khảo: Hướng Dẫn Tra Cứu Bảo Hiểm Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minh

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Sổ bảo hiểm xã hội là một cuốn sổ do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp cho người tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó sẽ thể hiện quá trình đóng, mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động và các chế độ.

Về nguyên tắc, mỗi một người lao động sẽ được cấp một sổ bảo hiểm xã hội. Đối với những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu sẽ được đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội.

Sổ bảo hiểm xã hội là một tài liệu rất quan trọng đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, để thực hiện các thủ tục của bảo hiểm đều cần phải cung cấp sổ bảo hiểm xã hội trong hồ sơ. Nếu trường hợp người lao động bị mất sổ hoặc sổ rách, nát, mờ thông tin thì sẽ tiến hành làm thủ tục cấp lại.

Tuy nhiên trên thực tế có một số người lao động có từ 02 sổ bảo hiểm xã hội trở lên, trong trường hợp này, để có thể giải quyết các chế độ về bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ phải làm thủ tục gộp sổ sau đó sẽ thực hiện các thủ tục để giải quyết chế độ.

>> Tham khảo: Sổ bảo hiểm xã hội ai giữ? Quy định quản lý số bảo hiểm xã hội?

Không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội có tra được không?

Cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai các cách thức tra cứu bảo hiểm xã hội phục vụ những mục đích khác nhau của người lao động, có thể là:

– Tra cứu để biết doanh nghiệp có đang thực hiện đúng việc đóng bảo hiểm xã hội hay không.

– Tra cứu tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

– Tra cứu thời gian trong một quãng thời gian cụ thể để xác định điều kiện hưởng của một số chế độ bảo hiểm xã hội khác nhau…

Với những mục đích khác nhau, việc tra cứu thông tin quá trình đóng bảo hiểm xã hội là rất được chú trọng và được nhiều người lao động quan tâm. Thế nhưng không phải ai cũng nhớ được số sổ bảo hiểm xã hội của mình, vậy khi đó muốn tra cứu phải làm như thế nào?

Phần lớn người lao động khi tham gia doanh nghiệp và đóng bảo hiểm xã hội thường sẽ giao nộp sổ cho doanh nghiệp vì thế sẽ ít người quan tâm và nhớ đến số sổ, khi muốn tra cứu số sổ người lao động có thể:

– Xin lại thông tin sổ bảo hiểm xã hội trực tiếp tại thông tin.

– Liên hệ cơ quan bảo hiểm xã hội gần nhất để được cung cấp thông tin.

– Gọi điện đến tổng đài của bảo hiểm xã hội Việt Nam để được tra cứu trực tiếp.

Nhiều người đặt ra câu hỏi: không có mã số bảo hiểm xã hội có tra cứu được quá trình đóng hay không?

Câu trả lời là “không”. Bởi vì hiện nay, mặc dù cơ quan bảo hiểm xã hội đã mở rộng triển khai hai hình thức tra cứu quá trình đóng, tuy nhiên ở cả 02 phương thức này người lao động đều phải nhập thông tin số sổ bảo hiểm xã hội thì mới có thể tra cứu được thông tin.

>> Tham khảo: Mất Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Và Cách Giải Quyết Đơn Giản Nhất

Cách tra cứu sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?

Khi đã có thông tin về mã số bảo hiểm xã hội, bất kỳ lúc nào người lao động cũng có thể tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội của mình qua các hình thức:

– Nhắn tin tra cứu: hiện nay, bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai 02 số tổng đài tra cứu bảo hiểm xã hội. Khi người lao động được doanh nghiệp đăng ký số điện thoại với cơ quan bảo hiểm, chỉ với chi phí từ 1.000 đồng – 1.500 đồng/ tin nhắn, người lao động có thể tra cứu thông tin đóng theo các cú pháp như sau:

Thủ tục Tổng đài 8179 Tổng đài 8079
Tra cứu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. TC_BHXH_mã số bảo hiểm xã hội. BH_QT_mã số bảo hiểm xã hội.
Tra cứu theo khoảng thời gian tham gia. TC_BHXH_ mã số bảo hiểm xã hội_tháng/năm_tháng/ năm. BH_QT_mã số bảo hiểm xã hội_tháng/ năm_ tháng/năm.
Tra cứu theo năm tham gia bảo hiểm xã hội. TC_BHXH_năm_năm BH_QT_mã số bảo hiểm xã hội_năm_năm.

– Tra cứu thông tin quá trình đóng bảo hiểm xã hội thông qua website của bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Ở cách thức tra cứu thứ 2 này, người lao động sẽ có những thông tin đầy đủ hơn về quá trình đóng bảo hiểm xã hội của mình. Nếu như ở cách nhắn tin, người lao động chỉ được biết về tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội, hay trong một khoảng thời gian đóng được bao nhiêu.

Ở cách thứ 2 này, người lao động sẽ có cả những thông tin về nơi công tác, mức đóng của từng giai đoạn hay chức vụ khi công tác ở đơn vị đó.

Và để tra cứu trực tuyến, người lao động cần truy cập trang web bảo hiểm xã hội và chọn phần “tra cứu”; người lao động nhập các thông tin theo yêu cầu trên màn hình sau đó tích chọn “lấy mã OTP”.

Mã OTP khi yêu cầu sẽ được gửi về số điện thoại đã đăng ký của người yêu cầu tra cứu, quý vị sau khi nhập mã OTP và bấm “tra cứu”  sẽ cho ra kết quả thông tin đóng bảo hiểm xã hội của mình.

Như vậy, với 02 cách thức tra cứu này, mọi đối tượng người lao động ở những độ tuổi hay công việc khác nhau đều có thể tra cứu được thông tin sổ bảo hiểm xã hội cho mình. Và tùy mục đích tra cứu, người lao động có thể lựa chọn cách thức tra cứu nhanh chóng, phù hợp đối với mình.

>>>Xem thêm: Số điện thoại tư vấn bảo hiểm xã hội

>>>Xem thêm: Số điện thoại tư vấn bảo hiểm y tế

>>>Xem thêm: Số điện thoại tư vấn bảo hiểm thất nghiệp

 

5/5 - (5 bình chọn)